Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15

Nga có lợi khi BRICS tăng cường trọng lượng địa chính trị

MATXCƠVA (Sputnik) - Việc BRICS tăng cường trọng lượng địa chính trị và sức cạnh tranh của khối này với G7 có lợi cho Nga đồng thời phản ánh cách tiếp cận của Matxcơva, Giáo sư Sergey Lunev từ Bộ môn Phương Đông học của MGIMO tuyên bố với Sputnik trước ngưỡng hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi.
Sputnik
Trước đó Financial Times dẫn nguồn ẩn danh quen thuộc với tình hình đưa tin rằng Trung Quốc có thể kêu gọi liên minh các nước BRICS trở thành đối thủ của G7. Báo lưu ý rằng lãnh đạo các quốc gia trong tổ chức sẽ thảo luận về "sự mở rộng lớn nhất" của nhóm này sau hơn một thập niên thành lập và hoạt động.

"Đây là nguyện vọng chính của Nga. Trước đây, Trung Quốc đã nhấn vào khía cạnh kinh tế trong các hoạt động của BRICS, vì vậy tuyên bố về ý nghĩa địa chính trị rất có lợi cho Nga, phản ánh cách tiếp cận của Matxcơva. Chúng ta luôn đặt cược vào thành tố chính trị", - GS Lunev nói.

Đồng thời, theo lời ông, để biến BRICS thành đối thủ của nhóm G7, không nhất thiết phải mở rộng tổ chức một cách đáng kể nhờ kết nạp nhiều tân thành viên.

“Ngay bây giờ, xét về tổng GDP, các nước BRICS hiện đã lớn hơn nhóm G7 rồi và trọng lượng chính trị hoàn toàn đủ", - ông nói.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15
BRICS 2023: Danh sách các nhà lãnh đạo và khách mời sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh
BRICS được thành lập với tư cách là một liên minh kinh tế và chính trị lớn, do đó «ngay từ đầu liên minh này đã thực sự là thách thức địa chính trị đối với các nước phương Tây», - GS Lunev kết luận.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ được tổ chức tại Johannesburg vào ngày 22-24 tháng 8, nơi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi sẽ có mặt, đại diện của Nga là Ngoại trưởng Sergei Lavrov. Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh này trong chế độ cầu truyền hình.
BRICS liên kết Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, nhưng gần đây tối thiểu có 19 quốc gia đã bày tỏ nguyện vọng gia nhập khối kinh tế này, trong đó gồm Argentina, Iran, Algeria, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Ai Cập.
Thảo luận