Ông cũng lo ngại về các cuộc tấn công đang diễn ra của NATO và G7 nhằm vào Trung Quốc và Nga.
“Trung Quốc và Nga là nạn nhân chiến lược 'bóp nghẹt và khiêu khích' của một số nước và liên minh phương Tây, và cuộc tấn công mới nhất là mối đe dọa ngầm chống Trung Quốc tại cuộc họp G7 vào tháng 5 năm nay từ một trong những thành viên hàng đầu của họ", - ông Anil Sooklal nói, bài báo trên tờ Zimbabwe cho biết.
BRICS tạo điều kiện cải cách hệ thống quản trị toàn cầu
“Việc thành lập BRICS đã cung cấp cho các nước tham gia một nền tảng để tăng cường phát triển kinh tế và thúc đẩy cải cách tài chính công bằng hơn”, tờ The Herald của Zimbabwe dẫn lời ông. Theo Anil Sooklal, các nước BRICS đặt cho mình mục tiêu “cải cách cơ cấu quản trị toàn cầu”, - đặc biệt là Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, từ đó thách thức sự thống trị truyền thống của các cường quốc phương Tây.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức tại Johannesburg ngày 22-24/8 với sự tham dự của lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, đại diện cho LB Nga là Ngoại trưởng Sergei Lavrov. Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia hội nghị bằng hình thức trực tuyến qua truyền hình.
Trong hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã công bố chính thức mời Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi tham gia BRICS. Ông nói rằng tư cách thành viên đầy đủ của các quốc gia mới tham gia BRICS sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2024.
BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi; gần đây có 23 quốc gia bày tỏ mong muốn gia nhập khối kinh tế này.