Cú shock tâm lý nặng nề
“Tâm lý của trẻ em thường "mỏng manh" và dễ ghi dấu ký ức, đặc biệt là ký ức về những sự kiện đạt "đỉnh" về cảm xúc (bao gồm cả vui vẻ, hạnh phúc lẫn sợ hãi, ám ảnh...v.v.v...). Cụ thể trường hợp bị bắt cóc mới đây nhất tại Hà Nội, nạn nhân rất dễ mắc phải hội chứng rối loạn stress cấp tính (ASD) và chứng rối loạn stress sau chấn thương (PTSD). Hai chứng rối loạn này thường xuyên thấy ở trẻ trải qua các chấn thương nặng về cả vật lý và tinh thần (tai nạn, xâm hại, bạo lực gia đình, .v.v.v...)”, chuyên gia trên phân tích.
“Các trẻ em mắc rối loạn này thường mơ hồ về mặt nhận thức, có suy nghĩ phát triển theo hướng lệch lạc về nguyên nhân, kết quả của chấn thương. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển, cuộc sống hàng ngày của trẻ và gia đình”.
Chú ý kỹ năng phòng vệ
“Do đó, bản thân các bậc phụ huynh luôn phải có tâm lý đề phòng, cảnh giác khi con tiếp xúc với không chỉ người lạ, mà cả những người quen thuộc ngoài gia đình (giúp việc, hàng xóm, họ hàng xa) đặc biệt là các đối tượng có "profile" bất hảo (nghiện, chơi bời, cờ bạc)”. Bản thân trẻ cũng phải được giáo dục (cả từ phía gia đình và nhà trường) về phòng trành bắt cóc nói riêng và các tác nhân có thể gây ảnh hưởng xấu đến bản thân nói chung”.