«Thiết bị quang phổ phát xạ tia laser trên tàu thám hiểm «Chandrayaan-3» đã thực hiện những phép đo đầu tiên về thành phần nguyên tố của bề mặt Mặt trăng ở vùng gần cực nam. Những phép đo này xác nhận dứt khoát sự hiện diện của lưu huỳnh trong khu vực, điều không thể xác định được với hỗ trợ của các thiết bị trên bộ máy quỹ đạo... Những phân tích sơ bộ trình bày bằng đồ họa cho thấy sự hiện diện của nhôm, lưu huỳnh, canxi, sắt, crom và titan trên bề mặt Mặt trăng. Những phép đo tiếp sâu hơn cho thấy hiện diện của mangan, silicon và oxy. Đang tiến hành công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về hiện diện của hydro», - Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ cho biết.
Ấn Độ đã hạ cánh thành công tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới xuống cực nam của Mặt trăng vào ngày 23 tháng 8. Trạm vũ trụ robot «Chandrayaan-3» được đưa lên không gian vào ngày 14 tháng 7 và đi vào quỹ đạo Mặt trăng hôm 5 tháng 8. Mô-đun hạ cánh «Vikram» tách khỏi Trạm vào ngày 17 tháng 8 và thực hiện hai thao tác hạ thấp quỹ đạo trước khi hạ cánh.