EU dự định nhập khẩu lượng khí tự nhiên hóa lỏng kỷ lục từ Nga trong năm nay

Matxcơva (Sputnik) - Tờ Financial Times (FT) trích dẫn dữ liệu từ tổ chức quốc tế Global Witness đưa tin, các nước EU có kế hoạch nhập khẩu khối lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga trong năm nay, bất chấp mong muốn của cộng đồng là loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.
Sputnik
Theo ấn phẩm, trong 7 tháng đầu năm nay, Bỉ và Tây Ban Nha là những nước mua LNG lớn thứ hai và thứ ba của Nga sau Trung Quốc. Nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga sang Trung Quốc trong tháng 1-tháng 7 tăng 62,7% so với cùng kỳ năm trước, lên 4,46 triệu tấn. Về mặt giá trị, nhập khẩu năng lượng từ Liên bang Nga tăng 21,9% trong giai đoạn này, vượt 2,98 tỷ USD, Tổng cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông báo.
Tờ báo viết, nhìn chung, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của EU đã tăng 40% từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay so với cùng kỳ năm 2021, trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự toàn diện ở Ukraina.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu tin rằng EU đã thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng vào Nga
Người phát ngôn của Global Witness Jonathan Noronha-Gant gọi đó là "điều gây sốc khi các quốc gia trong cộng đồng vốn đang cố gắng bằng mọi giá để từ bỏ đường ống dẫn khí đốt của Nga, đã thay thế nó bằng loại khí tương đương [LNG]." Theo Alex Froley, một nhà phân tích tại công ty tư vấn ICIS, "người mua ở châu Âu nói rằng họ sẽ tiếp tục nhận khối lượng hợp đồng khí đốt." Trong tình huống như vậy, theo ước tính của ông, bất kỳ sự giảm nguồn cung nào từ Nga sẽ khiến Liên minh châu Âu dễ bị tổn thương.
Tuy nhiên, các quan chức EU đã cảnh báo rằng lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu LNG của Nga có thể gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng tương tự như năm ngoái.

Các biện pháp trừng phạt chống Nga

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.
Thảo luận