Sự phụ thuộc của Tổng thống Gabon vào lợi ích của Pháp thúc đẩy quân đội lên nắm quyền

MOSKVA (Sputnik) – Sự phụ thuộc của Tổng thống Gabon bị phế truất Ali Bongo Ondimba vào các thế lực và lợi ích nước ngoài khiến quân đội nước này loại bỏ ông khỏi quyền lực, theo gương các nước châu Phi khác, Sayf ad-Din Kadash, chuyên gia về địa chính trị và quan hệ quốc tế, nói với Sputnik.
Sputnik

"Đằng sau cuộc đảo chính ở Gabon là nhóm sĩ quan không hài lòng với sự cai trị của Bongo, trước hết là mối quan hệ của ông ta với các thế lực và lợi ích nước ngoài, đặc biệt là với Pháp. Mọi chuyện dựa trên sự không hài lòng của các sĩ quan Gabon với trung tâm thông tin thân Pháp đồng nghĩa với việc bắt đầu vô hiệu hóa vũ khí tuyên truyền của Pháp ở nước này", - chuyên gia nói.

Ngoài ra, theo Kadash, cuộc đảo chính ở Gabon xảy ra trong bối cảnh có cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, trong đó Ali Bongo nhận được 64% phiếu bầu.
Nhân chứng nói với Sputnik về tình hình thủ đô Gabon
Tuy nhiên, chuyên gia này tin chắc "làn sóng đảo chính ở châu Phi thúc đẩy kế hoạch loại bỏ tổng thống trong số những người lãnh đạo cuộc đảo chính Gabon".
Ông nhắc lại Gabon là trong năm quốc gia sản xuất dầu lớn nhất ở Tây Phi, nước này chiếm vị trí chiến lược trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là do nước này nằm gần Vịnh Guinea (hay Ghi-nê), nơi các công ty lớn của Mỹ hoạt động trong ngành này và xuất khẩu thông qua Vịnh Guinea.

Ảnh hưởng từ quốc gia nào?

Về tác động của các sự kiện ở Gabon đối với khu vực, Kadash tin "sự phức tạp của tình hình có liên quan đến những người dẫn dắt lợi ích của phương Tây trong nước và ảnh hưởng của các cường quốc khu vực và thế giới từ bên ngoài, dù là châu Phi hay phương Tây, đặc biệt là Pháp và Mỹ".
Quân nhân Gabon tuyên bố giải thể các cơ cấu chính phủ
Về lập trường của Paris trong cuộc đảo chính, chuyên gia tin Pháp sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo lợi ích của mình, bằng cách kêu gọi khôi phục quyền lực của tổng thống bị lật đổ, hoặc bằng các bước ngoại giao và gây hấn. Đồng thời, theo chuyên gia, Mỹ "sẽ giải quyết vấn đề này theo cách kiềm chế hơn, không can thiệp quân sự, để không gây ra bất kỳ sự xấu đi nào về tình hình an ninh trong khu vực, nơi được coi là trong những trung tâm hoạt động dầu mỏ của họ".
Thảo luận