Vụ rút tiền hàng loạt ở SCB là bài học đau đớn, Việt Nam đứng giữa 2 dòng nước

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng là cần thiết nhưng phải đảm bảo chất lượng, không để nợ xấu tăng gây mất an toàn hệ thống ngân hàng. Đã có quá nhiều bài học, thậm chí là những bài học đau đớn như SCB bay mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng.
Sputnik
Ở chiều hướng khác, bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường Đông Nam Á, Khối nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Ngân hàng HSBC nhận định, Việt Nam là trường hợp đặc biệt trong cắt giảm lãi suất.

Khó khăn chưa từng có

Hôm 22/8, phát biểu tại hội thảo “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho khu vực doanh nghiệp” của Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhắc lại, chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ lại khó khăn như hiện nay.
Dẫn chứng nền kinh tế Việt Nam đang hết sức khó khăn, nhiều trở ngại, thách thức đang gây áp lực lớn cho doanh nghiệp, ông Tú bày tỏ, ngành ngân hàng chưa bao giờ phải đối mặt với những khó khăn lớn như hiện nay. Bài toán đặt ra là làm sao tìm được điểm cân bằng giữa rủi ro và phát triển để hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế.
Báo cáo Đầu tư thế giới do Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển UNCTAD công bố vừa qua cho thấy xu hướng sụt giảm đầu tư nước ngoài. Theo đó, FDI toàn cầu giảm 12% trong năm 2022, riêng các nước phát triển giảm 37%. Cùng với đó, nhiều đối tác, trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bị thu hẹp, như Hoa Kỳ thu hẹp (-20%), EU (-11%), Trung Quốc (-10%).
Sang đến năm 2023, theo ông Tú, tình hình càng trở nên khó khăn hơn, bằng chứng là tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở mức thấp nhất trong vòng 12 năm (từ năm 2011 đến nay, ngoại trừ năm 2020), khu vực sản xuất liên tục bị thu hẹp trong nhiều tháng, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm cả về số lượng và quy mô vốn trong khi số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể tiếp tục tăng.

“Dù các bộ ngành, NHNN đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn nhưng tín dụng chỉ mới có tín hiệu tăng trở lại từ tháng 6, sang đến cuối tháng 7, tăng trưởng tín dụng mới đạt khoảng 4,6%, chỉ bằng 1/2 so với cùng kỳ năm 2022 (9,54%)”, báo cáo nêu.

Khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp, theo lãnh đạo NHNN, cũng đang rất hạn chế, khi trong nửa đầu năm nay, số lượng doanh nghiệp tiếp cận tín dụng giảm hơn 1.000 đơn vị.
Đáng chú ý, đại diện NHNN Việt Nam cũng nhắc lại sự kiện “chưa từng có trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam” – vụ rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng SCB.
Vì sao NHNN cần sửa đổi Thông tư 06 về cho vay doanh nghiệp?
“Từ giữa tháng 9-10/2022 (sau vụ việc SCB - PV), NHNN phải điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh khó khăn chưa từng có, do các nguyên nhân như thế giới trong xu hướng thắt chặt tiền tệ, Việt Nam lại phải giảm lãi suất, thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như giãn, hoãn nợ, giảm thủ tục cho vay”, Phó Thống đốc bày tỏ.
Theo ông Tú, lãi suất hạ liên tục, NHNN sẵn sàng bơm thanh khoản cho các NHTM, "tiền không thiếu". Nhưng thực tế, ngành ngân hàng cũng đang phải đứng trước 2 dòng nước hoặc là mở cửa ồ ạt, giảm điều kiện tín dụng thì nợ xấu tăng lên; hoặc không tạo điều kiện cho vay thì làm sao tăng trưởng được tín dụng?
Theo đại diện NHNN, việc mở rộng tăng trưởng tín dụng là yêu cầu bức thiết, nhưng phải đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu để giữ an toàn hệ thống. Đây cũng chính là “bài toán giữa hai dòng nước ngược chiều nhau” và ngân hàng phải tìm được hướng giải quyết.
“Về việc này chúng ta đã có quá nhiều bài học, có những bài học đau đớn như SCB, hay 3 ngân hàng mua lại bắt buộc với giá 0 đồng (OceanBank, CBBank, GPBank) dù được cơ cấu lại nhưng đến nay vẫn đang trong giai đoạn ban đầu. Cho nên an toàn hệ thống còn mang tính chất an toàn, an ninh hệ thống tài chính quốc gia”, ông Đào Minh Tú nhắc lại.
Đại diện lãnh đạo NHNN cũng nhấn mạnh, NHTM vẫn đang rất tích cực cho vay nhưng vẫn dư thừa thanh khoản, không cho vay được, trong khi đó, ngân hàng là ngành đặc thù, không thể như doanh nghiệp, tồn kho có thể hạ giá bán, chấp nhận lỗ nhưng ngân hàng dù có thể hạ lãi suất lại không thể lỗ vì có nguy cơ dẫn tới đổ vỡ.
“Một doanh nghiệp đổ vỡ thì chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp đó, người lao động mất việc nhưng một ngân hàng đổ vỡ sẽ kéo cả hệ thống khó khăn theo. Vì vậy, ngân hàng có thể lãi nhiều lãi ít nhưng không thể lỗ”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú lưu ý.

Việt Nam là trường hợp đặc biệt trong cắt giảm lãi suất

Đánh giá về nền kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2023 cũng như dự báo các xu hướng trong thời gian tới, đại diện ngân hàng HSBC cho biết, Việt Nam gặp nhiều thách thức từ quý 4 năm ngoái.
Nguyên nhân là do sự suy giảm nặng nề trong chu kỳ thương mại thế giới. Trao đổi với báo Đầu tư, theo bà Liu, bất chấp những suy yếu trong lĩnh vực ngoại thương, chúng ta đã chứng kiến một chút bình ổn đáng quý trong các chỉ số dữ liệu theo chuỗi thời gian.
“Chủ nợ” Sacombank nói gì về tin đồn Bamboo Airways phá sản?
Cùng với đó, ngành dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến du lịch vẫn duy trì đà tăng trưởng. Do đó, theo chuyên gia kinh tế của HSBC, kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục nhẹ từ quý 4 năm nay nhờ vào việc bình ổn thương mại và đà tăng trưởng du lịch, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm.
“Thật thú vị khi nhận thấy tốc độ du khách Trung Quốc quay lại Việt Nam là cao nhất, vượt xa Thái Lan. Với sự thay đổi gần đây trong chính sách nới lỏng thị thực được triển khai từ giữa tháng 8, triển vọng du lịch Việt Nam tiếp tục khả quan”, chuyên gia bày tỏ.
Theo chuyên gia kinh tế của ngân hàng HSBC, tình hình lạm phát đang chậm lại ở các nước ASEAN nên việc cắt giảm lãi suất sẽ sớm được thảo luận, tuy nhiên, vấn đề không chỉ xoay quanh lạm phát và tăng trưởng.
“Việt Nam là một trường hợp đặc biệt”, theo bà Yun Liu.
Chuyên gia lý giải rằng, các vấn đề trong nước được đặt nặng hơn so với vấn đề bên ngoài, do đó, Việt Nam đã cắt giảm lãi suất trước khi các nước ASEAN khác thực hiện.
Nhóm nghiên cứu của ngân hàng HSBC cũng dự báo, tương lai, có thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có khả năng công bố một đợt giảm lãi suất nữa.

Dư địa nới lỏng tiền tệ

Nhìn sâu về các khía cạnh của nền kinh tế, bà Yun Liu cho hay, tin tốt là lạm phát của Việt Nam vẫn duy trì ở mức vừa phải, qua đó, tạo dư địa triển khai thêm các gói hỗ trợ tiền tệ.
Tháng 7 năm nay, lạm phát toàn cầu chỉ tăng 2,1% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức trần lạm phát 4,5%.
Theo bà Liu, mặc dù các dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ cho thấy, lạm phát có thể giảm tốc so với lạm phát toàn phần, nhưng động lực lạm phát trở nên ít đáng ngại hơn đối với Ngân hàng Nhà nước, điều này đảm bảo sẽ có thêm hỗ trợ tiền tệ.
Do đó, chuyên gia của Ngân hàng HSBC dự báo về khả năng NHNN Việt Nam hạ thêm lãi suất.
“Ngân hàng Nhà nước có thể giảm thêm 50 điểm cơ bản lãi suất trong quý III/2023, nhưng đây sẽ là lần cắt giảm lãi suất cuối cùng trong chu kỳ nới lỏng hiện tại”, chuyên gia nhận định.
Theo ghi nhận, gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng phát đi tín hiệu sẵn sàng thực hiện nhiều biện pháp hơn nếu “điều kiện thị trường cho phép”. Tuy nhiên, theo bà Liu, nhóm nghiên cứu của HSBC vẫn thận trọng với những rủi ro gia tăng lạm phát tiềm ẩn, đặc biệt là do hiện tượng El Nino ngày càng nhiều hơn.
Thực tế, đà lạm phát lương thực đã tăng mạnh trong 2 tháng qua. Một tác động khác là các đợt tăng giá năng lượng, với việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gần đây xin phép Chính phủ tăng giá điện một lần nữa do khó khăn tài chính.

Việt Nam may mắn chứng kiến VND ổn định

Đối với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất, chuyên gia của HSBC kỳ vọng Fed sẽ giữ lãi suất ổn định cho đến quý 2/2024.
Thực tế, lạm phát tháng 7/2023 của Mỹ tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% mà Fed đề ra khiến ngân hàng trung ương Mỹ khó hạ lãi suất trong tương lai gần như kỳ vọng. Tuy nhiên, HSBC kỳ vọng Fed đã hoàn tất chu kỳ thắt chặt tiền tệ trong giai đoạn này.
Phân tích về xu hướng tỷ giá đang gia tăng thời gian gần đây, chuyên gia của HSBC cho biết, vị thế tài khoản vãng lai của Việt Nam, Singapore, Malaysia sẽ đem lại chút tự do về chính sách tiền tệ.
Thêm nữa, “Việt Nam may mắn chứng kiến đồng VND ổn định nhờ cải thiện tình hình tài khoản vãng lai”, theo bà Yun Liu.
Liên tục giải thể phòng giao dịch, "sức khoẻ" của SCB có đảm bảo?
Dù xuất khẩu sụt giảm nhưng nhập khẩu lại giảm mạnh hơn dẫn đến thặng dư thương mại vẫn đáng kể. Thêm nữa, Việt Nam lại có nguồn thu từ du lịch tăng lên, do đó, vị thế tài khoản vãng lai của Việt Nam đã được cải thiện trong năm 2023.
Liên quan đến tỷ giá, Phó Thống đốc Đào Minh Tú lưu ý, việc giảm lãi suất quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá, gây mất niềm tin của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quyền lợi của Chính phủ khi đi vay nợ nước ngoài, khiến xuất khẩu bị đảo lộn, rồi người dân, doanh nghiệp lại tích cực đổ xô găm giữ ngoại tệ.
Do đó, ông Tú nói, muốn giữ tỷ giá thì phải có chính sách lãi suất hợp lý. Lãi suất mà hạ thấp nữa thì người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng mà lại quay sang nắm giữ đô la với kỳ vọng đồng đô la sẽ tăng giá.
“Nếu không có sự ổn định, không có niềm tin thì không một nhà đầu tư nước ngoài nào đem tiền đến Việt Nam để đầu tư”, Phó Thống đốc thẳng thắn rằng, giảm lãi suất cho vay nhưng cũng phải hạn chế giảm lãi suất huy động ở mức nào đó để phù hợp với tình hình nhu cầu thị trường.
Thông tin về dư địa giảm lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm, theo bà Dương Thị Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho biết, bốn lần giảm lãi suất điều hành của NHNN đã gây áp lực trong điều hành chính sách tiền tệ.
NHNN cũng đã có những chính sách đồng bộ để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, hiện nay lãi suất trên thị trường có xu hướng giảm, bình quân lãi suất cho vay đã giảm hơn 1% từ đầu năm. Với độ trễ chính sách, kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm.
Theo đó, mục tiêu của NHNN thời gian tới là theo dõi sát diễn biến vĩ mô, chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.
Thảo luận