"Trong trường hợp không có những đột phá quân sự và cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ, phương Tây cần đoàn kết vì một mục tiêu có thể đạt được là giải quyết xung đột. Và đây không nhất thiết phải là điều Ukraina mong muốn", - bài báo viết.
Theo tác giả, NATO đã đưa ra một quá trình tương tự. Gần đây, giám đốc văn phòng Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Stian Jenssen, cho rằng các nhà ngoại giao phương Tây đang bắt đầu xem xét khả năng trao đổi lãnh thổ Ukraina với việc trở thành thành viên trong liên minh.
Ledwidge viết:
“Vì nguy cơ leo thang hạt nhân, có rất ít người trong chính quyền Biden sẵn sàng giúp Ukraina lấy lại Crưm”.
Nhà sử học đi đến kết luận cuộc tấn công của quân đội Ukraina đã không đạt được thành công đáng kể và cuộc xung đột có nguy cơ kéo dài thêm vài năm nữa.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.