Rủi ro trái phiếu ở Việt Nam còn cao hơn cổ phiếu, trái chủ có thể mất tất cả

Việt Nam sắp bước vào mùa cao điểm đáo hạn trái phiếu, riêng quý 4 năm nay dự kiến tổng giá trị trái phiếu đáo hạn lên đến 65.500 tỷ đồng (không tính các lô giãn hoãn), với gần 80% thuộc nhóm ngành bất động sản.
Sputnik
Thực tế cho thấy, mức độ rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn cao hơn cổ phiếu, nhà đầu tư (trái chủ) có nguy cơ mất tất cả. Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn còn lớn và các trái chủ đều đang nóng lòng, hồi hộp chờ đợi thời điểm được thanh toán.

Khôi phục niềm tin cho thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam đã gặp khó khăn về thanh khoản và niềm tin của thị trường bị ảnh hưởng.
Suốt thời gian qua, Chính phủ và lãnh đạo các Bộ Tài chính, NHNN… đã có các chỉ đạo quyết liệt để khôi phục niềm tin và giảm áp lực thanh khoản của thị trường trái phiếu, tránh những “quả bom nổ chậm”, gây ra hệ luỵ lớn.
Nhờ có Nghị định 08/2023 NĐ-CP và Thông tư 03/2023/TT-NHNN của NHNN đã giúp thị trường trái phiếu dần hồi phục trở lại.
Thị trường tạm thời gỡ nút thắt thanh khoản khi cho phép các tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu doanh nghiệp mà không cần chờ sau 1 năm; giúp ổn định tâm lý từ tổ chức phát hành và nhà đầu tư khi dòng vốn tạm thời được đảm bảo trước áp lực đáo hạn lớn sắp tới. Thông tư cũng góp phần giảm tỷ trọng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư cá nhân, đưa thị trường về trạng thái cân bằng và ổn định hơn khi tài sản được nắm giữ bởi nhà đầu tư tổ chức.
135.300 tỷ đồng trái phiếu trước hạn đã được mua lại
Dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, có 9 đợt phát hành của 7 doanh nghiệp bất động sản với tổng giá trị phát hành là gần 23.000 tỷ đồng.
Tính đến ngày 29/8, có 7 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với tổng giá trị lên tới 22.905 tỷ đồng, con số này gần bằng với tổng giá trị phát hành của nhóm bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 (62.512 tỷ đồng).
Nhóm ngân hàng cũng đang rầm rộ phát hành trái phiếu. Thống kê cho thấy, trong tháng 8, có tới 10 đợt phát hành trái phiếu của các ngân hàng với giá trị phát hành lên tới hơn 12.000 tỷ đồng. Trong số này, HDBank đã thông qua phương án phát hành ra công chúng tối đa 5.000 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 7 năm.
Trong khi đó, ACB có 3 đợt phát hành với tổng giá trị 6.500 tỷ đồng, OCB 2.000 tỷ đồng, MSB phát hành 1.000 tỷ đồng, BacABank 800 tỷ đồng, BIDV 700 tỷ đồng,
Trái phiếu được phát hành nhằm mục đích bổ sung vốn cấp 2, cải thiện hệ số an toàn vốn và phục vụ nhu cầu vay của khách hàng.
Dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu, tính tới ngày công bố thông tin 11/8, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 695 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 8. Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến 11.8 đạt 145.267 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ năm 2022).
Số này, ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, chiếm 53% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng 76.968 tỷ đồng).
Tuy nhiên, điều quan trọng để thị trường hồi phục chính là niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường trái phiếu trong khi những vấn đề nội tại của thị trường chưa được giải quyết.

Ngành bất động sản chịu áp lực đáo hạn trái phiếu rất lớn

Theo thống kê của FiinRatings, tính từ ngày 1/8 đến ngày 29/8, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận 18 lô trái phiếu phát hành mới trị giá 21.360 tỷ đồng, giảm 31,69% so với tháng trước và tương đương 91,15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số này, giá trị phát hành từ nhóm ngành tổ chức tín dụng tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn với 56% trên tổng phát hành trong tháng.
Quy mô trái phiếu mua lại trước ngày đáo hạn cũng chứng kiến sự sụt giảm với tổng khối lượng đạt 12.360 tỷ đồng, giảm 51% so với tháng 7 và giảm hơn 44% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ cấu trái phiếu mua lại vẫn giữ ổn định với nhóm tổ chức tín dụng chiếm đa số (hơn 49%), tiếp theo đến nhóm ngành bất động sản và các nhóm ngành khác.
Việt Nam: Tiền ồ ạt đổ vào trái phiếu, lãi suất cao nhất 14%/năm

“Theo đánh giá của chúng tôi, trong các tháng tiếp theo, áp lực đáo hạn vẫn sẽ tiếp tục là khó khăn chung của thị trường. Cụ thể, quý IV/2023 là cao điểm đáo hạn trái phiếu với tổng giá trị lên đến 65.500 tỷ đồng (không tính các lô giãn hoãn), với gần 80% thuộc nhóm ngành bất động sản”, - Doanh nhân Việt Nam dẫn phân tích của Fiiin Ratings lưu ý.

Theo nhóm nghiên cứu, trong bối cảnh này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngày 23/8/2023 nhằm ngưng hiệu lực các điều khoản liên quan đến hoạt động cho vay tái cơ cấu nợ và hợp đồng hợp tác đầu tư.
Động thái này phần nào gỡ bỏ nút thắt của thị trường bằng việc cho phép các doanh nghiệp đang gặp khó khăn huy động nguồn vốn mới, từ đó tăng khả năng phục hồi của nhóm ngành bất động sản nói riêng và toàn thị trường nói chung.

Tăng cường đàm phán với trái chủ

Chứng khoán VNDirect trước đó cũng cho biết, trong tháng 8, hoạt động phát hành và hoạt động đàm phán giữa các tổ chức phát hành và các trái chủ vẫn diễn ra khá tích cực.
Trong khi hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trước hạn đã có sự chững lại so với các tháng trước đó (khoảng 7.246 tỷ đồng trái phiếu được mua lại tính đến ngày 24/8).
Nhóm phân tích cho biết, hoạt động đàm phán thay đổi điều khoản và điều kiện trái phiếu giữa các tổ chức phát hành và các trái chủ vẫn diễn ra tích cực trong tháng 8/2023.
VNDirect cũng nêu việc tính đến ngày 23/8 đã có 44 tổ chức phát hành đạt được thỏa thuận gia hạn thời hạn trái phiếu với trái chủ và đã có báo cáo chính thức lên HNX với tổng giá trị được gia hạn là hơn 58.803 tỷ đồng.
Ngân hàng Việt Nam ồ ạt mua lại trái phiếu
Tuy nhiên, áp lực đáo hạn trái phiếu trong tháng 9 vẫn lớn, trong khi danh sách các doanh nghiệp chậm thanh toán theo công bố của HNX vẫn tiếp tục tăng lên.
VNDirect ước tính, trong tháng 9 sẽ có khoảng hơn 25.800 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn. Đồng thời, tháng 9 vẫn là một trong những tháng có giá trị đáo hạn lớn nhất trong năm 2023 mặc dù tổng giá trị đáo hạn trong tháng 9 giảm khoảng 7,3% so với tháng 8.
Tính đến ngày 24/8/2023 có khoảng 67 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp theo thông báo của HNX.
VNDirect ước tính, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp này vào khoảng 173.680 tỷ đồng, chiếm khoảng 15,9% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ toàn thị trường. Phần lớn trong số các tổ chức phát hành này là các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản.
Dự kiến, phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 115.831 tỷ đồng. Có khoảng 48.11% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với gần 55.734 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với 23.110 tỷ đồng (chiếm 19.95%).

Rủi ro trái phiếu còn cao hơn cổ phiếu

Trái phiếu thị trường vốn rất quan trọng cho nền kinh tế, giúp huy động vốn trung, dài hạn cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, đối với ngân hàng chỉ huy động nguồn vốn ngắn hạn, nếu đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn, sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản rất lớn. Do đó, việc khôi phục lại niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường trái phiếu là việc cần làm ngay lúc này.
Theo TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thị trường trái phiếu bị khủng hoảng về niềm tin nên hiện tại chưa thể hồi phục nhanh. Số lượng doanh nghiệp huy động vốn qua trái phiếu thành công vẫn còn khá ít. Vì vậy Chính phủ vẫn cần xem xét có thêm nhiều giải pháp.
Hàng loạt ngân hàng Việt Nam có động thái mua lại trái phiếu trước hạn
Trong đó cần tiếp tục giải quyết những vấn đề nội tại, có những chính sách khuyến khích nhà đầu tham gia thị trường.
“Thực tế cho thấy mức độ rủi ro của thị trường thị trường trái phiếu tại Việt Nam còn cao hơn cổ phiếu, dù ở các nước thì ngược lại”, - ông Huân lưu ý.
Do đó, theo chuyên gia, cần các giải pháp để lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư như có thị trường bảo hiểm vốn trái phiếu theo thông lệ quốc tế.
Thảo luận