Ngân hàng Việt Nam ồ ạt mua lại trái phiếu

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNhững người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2023
Đăng ký
Nhiều ngân hàng thương mại lớn cả tư nhân lẫn Nhà nước tại Việt Nam đều đang dồn dập mua lại trước hạn trái phiếu cũng như phát hành những đợt trái phiếu mới.
Trước đó, theo NHNN, ngoài việc mua lại trái phiếu của các doanh nghiệp mà mình đã tư vấn, bảo lãnh phát hành hay phân phối đến nhà đầu tư, các ngân hàng có thể lựa chọn tự mua lại trái phiếu của chính mình đã phát hành nếu đảm bảo đủ điều kiện và thỏa thuận được với trái chủ, hoặc trong quy định phát hành trước đây có kèm điều khoản được mua lại.

Dồn dập mua lại trái phiếu, vì sao?

Như đã thông tin, Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 4 năm 2023.
Theo đó, kể từ ngày 24/4 đến 31/12/2023, các ngân hàng được phép mua lại ngay trái phiếu doanh nghiệp đã bán mà không phải chờ tới 12 tháng.
Ghi nhận diễn biến trên thị trường ở thời điểm hiện tại, nếu như nhóm bất động sản gặp vô vàn khó khăn, chật vật xoay sở dòng tiền, ảnh hưởng đến khả năng tất toán các trái phiếu đến hạn, thì nhóm ngân hàng lại ở xu thế hoàn toàn ngược lại.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2023
Việt Nam ồ ạt hạ lãi suất để tránh đổ vỡ kinh tế, NHNN đã bán ròng 25 tỷ USD
Không chỉhoạt động rất tốt, đảm bảo được khả năng thanh toán các trái phiếu đến hạn mà nhiều ngân hàng dư sức dồn dập mua lại trước hạn thêm nhiều trái phiếu.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) công bố mới đây, gần 25.600 tỷ đồng là lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã được các doanh nghiệp mua lại trong tháng 5/2023, trong đó nhóm ngân hàng chiếm đa số với hơn 17.000 tỷ đồng, tương đương 66% lượng mua lại.
Trước đó, báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp hồi tháng 4/2023 được Fiin Group công bố cho thấy nhóm ngân hàng chiếm 61% giá trị trái phiếu mua lại tại thời điểm tháng 4.
Giá trị trái phiếu ngân hàng được các tổ chức này mua lại tăng 5,64 lần so với tháng 3 và tăng 2,42 lần so với cùng kỳ năm 2022. Cũng theo Fiin, hầu hết các lô trái phiếu được các ngân hàng mua lại có kỳ hạn ba năm và có thời gian đáo hạn còn lại đúng một hoặc hai năm (2024 hoặc 2025).
Tính đến thời điểm ngày 2/6/2023, tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong phần còn lại của năm 2023 là 195.090 tỷ đồng.
Trong số này nhiều nhất vẫn là của nhóm bất động sản với 101.179 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lên đến gần 52%, xếp sau là nhóm ngân hàng với 31.661 tỷ đồng.
Sau sự kiện Tân Hoàng Minh, SCB – Vạn Thịnh Phát – TVSI, động thái các doanh nghiệp mua lại trước hạn trái phiếu đã trở thành xu hướng phổ biến khi nhiều đợt phát hành trái phiếu trước đây không đảm bảo đủ điều kiện phát hành, cũng như không tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn theo phương án đề ra ban đầu. Việc mua lại trái phiếu được lý giải là nhằm tránh những rủi ro về mặt pháp lý theo các quy định mới của Chính phủ.

Các ngân hàng nào vừa mua lại trái phiếu?

Ngân hàng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) vừa hoàn tất mua lại trước hạn 800 tỷ đồng trái phiếu.
Được biết, các trái phiếu mà Vietinbank mua lại có mã là CTG1828T2/02, với mệnh giá là 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn là 10 năm, ngày phát hành 13/6/2018 và ngày đáo hạn 13/6/2028.
Ở triển vọng khác, Vietinbank cũng đồng thời có thông báo chào bán trái phiếu đợt 1 khối lượng 50 triệu trái phiếu, trong đó 20 triệu trái phiếu CTG2230T2/01, kỳ hạn 8 năm và 30 triệu trái phiếu CTG2232T2/01, kỳ hạn 10 năm ra công chúng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm.
Đợt 2, có 15 triệu trái phiếu CTG2230T2/02 và 25 triệu trái phiếu CTG2232T2/02. Nâng tổng số lượng trái phiếu chào bán ra công chúng 2 đợt lên 90 triệu. Thời gian bán trái phiếu từ nay đến 20/7 qua các địa điểm chi nhánh, phòng giao dịch Vietinbank.
UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2023
Rút tiền hàng loạt ở SCB, NHNN can thiệp sớm tránh vết xe đổ như các ngân hàng Mỹ
Mục đích phát hành, chào bán trái phiếu ra công chúng của VietinBank là để tăng quy mô vốn hoạt động, tăng vốn cấp 2 và đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nhằm mục đích thực hiện cho vay nền kinh tế (bao gồm các khoản cho vay được giải ngân trước và sau thời điểm phát hành trái phiếu).
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HoSE:LPB) công bố thông tin cho biết, vào ngày 29/6/2023 tới đây, ngân hàng sẽ chi 1.000 tỷ đồng mua lại lô trái phiếu mã LPBH2224004. Ngân hàng cũng sẽ thanh toán 44 triệu đồng tiền lãi trái phiếu đến ngày mua lại trước hạn.
Trong đó, lô trái phiếu mã LPBH2224004 được phát hành ngày 29/6/2022, kỳ hạn 3 năm với lãi suất 4,4%.
LPBank cũng chốt ngày 21/6/2023 sẽ chi 1.000 tỷ đồng mua lại lô trái phiếu mã LPBH2224002 có kỳ hạn 2 năm, được phát hành vào ngày 21/6/2022 tại thị trường trong nước với lãi suất 4,4%/năm. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ thanh toán 44 triệu đồng tiền lãi trái phiếu đến ngày mua lại trước hạn.
LPBank cũng chính thức phát hành trái phiếu ra công chúng năm 2022 đợt 2 với tổng mệnh giá lên tới gần 3.300 tỷ đồng từ nay cho đến hết tháng 6. Lãi suất lên đến 9,6 - 9,9%/năm.
Có 2 mã trái phiếu loại 100.000 đồng, kỳ hạn 7 năm và 10 năm. Nhà đầu tư cá nhân mua tối thiểu 20 triệu đồng, tổ chức mua tối thiểu 1 tỷ đồng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank cho biết, trong tuần này sẽ thực hiện mua lại trước hạn 3 tỷ đồng trái phiếu có mã VBACLH2228002.
Người sở hữu trái phiếu có nghĩa vụ bán lại toàn bộ trái phiếu của mình cho Agribank, khi đó trái phiếu sẽ bị hủy bỏ và các giấy chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu liên quan tới các trái phiếu sẽ tự động hết hiệu lực thi hành. Các điều khoản, điều kiện chi tiết khác theo bản công bố thông tin phát hành trái phiếu ngày 23/6/2022 của Agribank.

Chiến lược phù hợp

Theo giới quan sát, động thái mua lại trước hạn trái phiếu đã phát hành cũng là chiến lược phù hợp của các ngân hàng trong bối cảnh hiện nay.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cũng thông báo đã thực hiện mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng mã trái phiếu MSBL2124003 được phát hành ngày 7/6/2021 và đáo hạn ngày 7/6/2024.
Trong 2 ngày 5 và 8/6/2023, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) cũng chi tiền ra mua lại toàn bộ 250 tỷ đồng trái phiếu của hai mã BVBL2229002 được phát hành ngày 4/3/2022, đáo hạn 4/3/2029 và mã BVBL2229003 phát hành ngày 8/3/2022, đáo hạn ngày 8/3/2029.
Ngày 12/6, HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã có nghị quyết về việc mua lại trước hạn trái phiếu phát hành riêng lẻ lần 4 năm 2022.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2023
Cơn uất nghẹn lịch sử trái phiếu Vạn Thịnh Phát-SCB và động thái nóng của Chính phủ
Theo đó, ngân hàng này sẽ mua lại 4 lô trái phiếu mã ACBH2124005, ACBH2124006, ACBH2124011 và ACBH2124012 với tổng mệnh giá mua lại tối đa là 10.000 tỷ đồng. Được biết, đây là 4 lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản và không phải là nợ thứ cấp của ACB.
Đối với lô ACBH2124005: ngày phát hành là 22/6/2021 và ngày đáo hạn là 22/6/2023. Lô ACBH2124006: ngày phát hành là 23/6/2021 và ngày đáo hạn là 23/6/2023. Tổng mệnh giá phát hành tối đa là 2.500 tỷ đồng, tương ứng mỗi trái phiếu có mệnh giá là 1 tỷ đồng có kỳ hạn 3 năm.
Hai lô trái phiếu còn lại mã ACBH2124011 và ACBH2124012 sẽ được thanh toán vào ngày 8/7/2023 và 15/7/2023. Giá mua lại trái phiếu bằng 100% tổng mệnh giá phát hành.
Ngân hàng BIDV hiện cũng đã công bố thông tin mua lại trái phiếu trước hạn có giá trị 1.000 tỷ đồng.
Trái phiếu được mua lại có mã là BID2128005, với mệnh giá là 1 tỷ đồng/trái phiếu. Trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, ngày phát hành 15/6/2021 và ngày đáo hạn 15/6/2028.
Ngân hàng Nhà nước lưu ý, trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì cần thiết phải có các giải pháp, quy định kịp thời từ nhiều phía để hỗ trợ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các thị trường này, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo các chuyên gia, việc mua lại trước hạn các trái phiếu để đảm bảo đủ điều kiện cho kế hoạch phát hành mới là cách mà các ngân hàng tái cơ cấu lại kỳ hạn của trái phiếu theo hướng dài hơn.
Động thái này hỗ trợ duy trì hệ số an toàn vốn luôn ở mức cao, cũng như đảm bảo cho các hệ số khác như tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng Việt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала