Chuyên gia lưu ý rằng trong trường hợp xung đột giữa Washington và Moskva ở Ukraina leo thang, Mỹ sẽ cần vài tháng để tập hợp lực lượng và gửi quân đi chiến đấu với Nga. Theo Johnson, những hành động như vậy sẽ ngay lập tức gây ra phản ứng từ Nga, Moskva sẽ bắt đầu đánh chìm tàu chiến Mỹ và Mỹ sẽ không thể chống chọi với điều này.
"Điều mà Mỹ không tính đến là vì George W. Bush và quyết định rút khỏi hiệp ước ABM của ông, Nga đã phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đáng tin cậy và hiệu quả. Điều này có nghĩa là họ có khả năng thực sự để đẩy lùi bất kỳ vũ khí hạt nhân do Mỹ phóng. Mỹ không có khả năngnhư vậy", - nhà phân tích tuyên bố.
Johnson nêu rõ rằng Nga có thể không bắn hạ được tất cả tên lửa, nhưng nước này có khả năng vô hiệu hóa số lượng đầu đạn áp đảo, mà trong mọi trường hợp "sẽ cho phép nó sống sót". Theo chuyên gia này, Mỹ không có cơ hội như vậy.
"Trong trường hợp leo thang, Nga có thể phải gánh chịu hàng triệu nạn nhân, nhưng họ vẫn sống sót. Mỹ không thể sống sót, họ sẽ bị xóa sổ khỏi bề mặt trái đất", - Johnson kết luận.
Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân về mặt lý thuyết là có thể nếu có mối đe dọa đối với sự tồn tại, độc lập và chủ quyền quốc gia - ý nghĩa của sự hiện diện của nó là đảm bảo an ninh của đất nước theo nghĩa rộng nhất của từ này. Đồng thời, nguyên thủ nhấn mạnh: đối với Nga, việc sử dụng vũ khí hạt nhân là không cần thiết.