Cái giá cho việc EU “độc lập năng lượng” khỏi Nga là khoảng 1 nghìn tỷ euro

Moskva (Sputnik) - Theo báo cáo của Eurostat, Các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga. Ông Sergei Pikin, giám đốc Quỹ phát triển năng lượng chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này với Sputnik.
Sputnik
Ông Sergei Pikin lưu ý rằng cái gọi là sự độc lập khỏi nguồn cung cấp năng lượng của Nga là rất tốn kém đối với các nước EU. Ông Sergei Pikin đã bình luận về dữ liệu mới của Eurostat. Báo cáo được công bố cho biết, lượng dầu mỏ của Nga được các nước EU nhập khẩu giảm từ 29,2% (năm 2021) xuống 2,3% (cuối tháng 6 năm 2023), khí đốt so với cùng kỳ - từ 38,5% xuống 12,9%.
"Châu Âu đã trải qua những cú sốc lớn về giá. Hãy nhớ lại rằng một năm trước, giá khí đốt ở châu Âu là từ 2000 đô la trở lên. Hóa ra cái giá để "thoát khỏi sự phụ thuộc" là khoảng 1000 tỷ euro. Đó là cái giá của việc độc lập với nguồn cung cấp của Nga… Nhân tiện nói thêm, chúng ta tiếp tục cung cấp khí hóa lỏng của mình, nó vẫn chưa biến mất khỏi thị trường châu Âu, nhưng nguồn cung cấp qua đường ống rất nhỏ. Tất nhiên, Na Uy cũng tăng doanh số bán hàng sang thị trường châu Âu”, ông Sergey Pikin nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Biện pháp trừng phạt và bơm vũ khí cho Ukraina khiến EU suy yếu

Người châu Âu phải mua dầu giá cao

"Đã có những thay đổi trong khâu hậu cần cung cấp dầu. Hiện tại, chúng ta cung cấp toàn bộ dầu cho Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông, rồi dầu từ Trung Đông đến châu Âu. Nghĩa là, người châu Âu đã chọn những con đường dài nhất có thể. Ngoài ra, các sản phẩm dầu của chúng ta được giao dịch bởi tất cả những người hưởng lợi từ nó, và các nước Trung Đông đóng một vai trò quan trọng ở đây. Thông thường, những sản phẩm dầu này sau đó sẽ đến các nước Châu Âu. Bất kỳ sự độc lập nào cũng đều tốn kém và người Châu Âu đã phải trả giá khá đắt cho việc này sự thay đổi như vậy trên thị trường năng lượng thế giới”, ông Sergey Pikin nhấn mạnh.

Chuyên gia này tin rằng nếu Nga ngừng cung cấp dầu ở bất kỳ đâu, thì không chỉ châu Âu mà cả thế giới sẽ gặp vấn đề.

“Khi xảy ra nguy cơ rủi ro như vậy hồi tháng 3-tháng 4 năm ngoái, giá dầu từng lên tới 140 USD, giá xăng tại các cây xăng ở Mỹ cao gấp đôi hiện nay. Và rồi tất cả mọi người đều sợ hãi, họ nhận ra rằng họ đã đi quá xa. Vì vậy, bây giờ, mặc dù thực tế là chúng tôi cung cấp dầu đắt hơn "giá trần" và với khối lượng như trước, không ai chặn các chuyến hàng này, bởi vì mọi người đều sợ rằng tình hình sẽ giống như năm ngoái, và thậm chí có thể còn tệ hơn nữa", ông Sergei Pikin kết luận.

Thảo luận