“Mọi quân nhân đều hiểu rất rõ rằng hành lang Suwalki không chỉ đi qua lãnh thổ Ba Lan, nơi về bản chất không có tuyến đường giao thông quan trọng nào mà chỉ có đầm lầy. Nhưng nó đi qua một phần lãnh thổ Litva chếch về phía tây bắc. Do đó, Ba Lan không ngừng làm nóng tình hình “để sau đó tiến vào lãnh thổ Litva và chiếm đóng khu vực Wilno dưới chiêu bài bảo vệ khu vực này”, - ông Bogodel nói.
Ông cũng bày tỏ quan điểm của mình về lý do tại sao các chính trị gia Ba Lan lại lo ngại việc triển khai các chiến binh Nhóm Wagner trên lãnh thổ Belarus.
"Họ hiểu rằng lực lượng vũ trang chính thống sẽ không có bất kỳ hành động kháng cự nào, nhưng một công ty quân sự tư nhân với kinh nghiệm dày dặn có thể thay đổi cán cân quyền lực một cách rất đáng kể nếu có chuyện gì xảy ra. Ví dụ như theo yêu cầu của người dân Litva, nói như vậy chẳng hạn. Vì thế nên họ dự đoán cả tình huống này. Và chuyện đó cũng có thể xảy ra”, - chuyên gia nói.
Vào cuối tháng 7, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki bày tỏ lo ngại rằng các chiến binh của Nhóm Wagner đóng quân tại Belarus sẽ bắt đầu tiến vào Ba Lan dưới vỏ bọc của những người di cư bất hợp pháp. Ông nói rằng Ba Lan có thông tin rằng hơn 100 chiến binh của nhóm Wagner được cho là đã di chuyển đến hành lang Suwalki gần Grodno của Belarus. Ông Morawiecki nói rằng “đây là một bước tiến tới hành động tấn công hybrid (hỗn hợp) tiếp theo vào lãnh thổ Ba Lan”. Sau đó, để đáp lại tuyên bố này, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko lưu ý rằng các chiến binh Wagner đến nước ông không tiến về phía Ba Lan mà vẫn đóng quân trong một trại lính tạm thời ở miền trung nước này hoặc đang huấn luyện cho quân đội Belarus tại các thao trường phía Tây.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết năm nay tại khu vực này sẽ thành lập một tiểu đoàn công binh mới trực thuộc Lữ đoàn cơ giới số 15 thuộc Sư đoàn cơ giới số 16.