Biển Đông

Lời nhắc nhở của Trung Quốc với ASEAN trước động thái của Mỹ

“Việc xuất bản tấm bản đồ này ngay trước ngày khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 2023 không phải là ngẫu nhiên. Trung Quốc muốn truyền đi một thông điệp rằng “các ông hãy cân nhắc, hoặc là Trung Quốc, hoặc là Mỹ”, - Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự nổi tiếng Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.
Sputnik
Ngày 28/8/2023, Trung Quốc đã công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023” – bản đồ “đường lưỡi bò” mới (hay còn gọi là “đường chín đoạn”) bao gồm 90% vùng biển Đông – khu vực tranh chấp lãnh thổ nằm trên một trong những tuyến hàng hải tấp nập nhất trên thế giới. Bản đồ này bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 31/8, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, yêu sách chủ quyền và yêu sách biển dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong bản đồ nói trên là vô giá trị, vi phạm luật pháp quốc tế. Cùng với Việt Nam, cả Malaysia, Philippines và Indonesia cũng đã lên tiếng phản đối bản đồ này.
Từ ngày 5 đến ngày 7/9/2023, tại Indonesia diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Báo chí viết rằng, một trong những chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh này là việc Trung Quốc công bố chiếc bản đồ mới với tên gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”.
Khủng hoảng ở Myanmar và bản đồ mới của Trung Quốc: các chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN

Phía Trung Quốc “căng” hay “chùng” thì ASEAN đều có những phản ứng thích hợp

Trả lời câu hỏi của phóng viên Sputnik, tấm bản đồ mà Trung Quốc vừa công bố bao gồm các đảo tranh chấp có thể ảnh hưởng như thế nào đến giọng điệu của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc trong khuôn khổ Thượng đỉnh ASEAN nói trên, các chuyên gia đã có bình luận như sau:
Đây không phải là lần đầu tiên người Trung Quốc xuất bản các tấm bản đồ giáo khoa và các bản đồ khác của Trung Quốc có hình “đường lưỡi bò”. Trên các phương tiện truyền thông mạng và phim ảnh của Trung Quốc và kể cả của Mỹ cũng từng xuất hiện “đường lưỡi bò” bằng nhiều cách khác nhau; khi thì kín đáo, khi thì trắng trợn nhưng tất cả đều có chủ đích.
Việc xuất bản tấm bản đồ này ngay trước ngày khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 2023 không phải là ngẫu nhiên. Trung Quốc muốn truyền đi một thông điệp rằng “các ông hãy cân nhắc, hoặc là Trung Quốc, hoặc là Mỹ”, - Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự nổi tiếng Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.
Trong chuỗi hội nghị lần này cũng có các hội nghị song phương ASEAN và các đối tác, trong đó có Hội nghị ASEAN – Trung Quốc vừa diễn ra. Tại hội nghị này, chủ nhà Indonesia một lần nữa nhấn mạnh đến việc các bên cần tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, xúc tiến mọi cố gắng để thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố chung về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) công bằng, thực chất, minh bạch, hài hòa.
“Đây là lập trường chung của ASEAN từ nhiều năm nay nên không có chuyện ASEAN thay đổi lập trường về vấn đề Biển Đông cho dù dưới bất cứ giọng điệu nào, tùy theo phía Trung Quốc “căng” hay “chùng” mà ASEAN có những phản ứng thích hợp”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói thêm.
"Bản đồ tiêu chuẩn" của Trung Quốc, 2023

Liệu các nước ASEAN có thông qua được một tuyên bố chung hay không?

Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đều có chung ý kiến là, Hội nghị cấp cao ASEAN 2003 chắc chắn sẽ có tuyên bố chung bởi bên cạnh vấn đề “đường lưỡi bò”, ASEAN còn có nhiều vấn đề quan trọng khác phải giải quyết như tăng cường kết nối về chính trị và an ninh trong điều kiện cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị giữa các cường quốc đang diễn ra rất gay gắt, phức tạp và khó đoán định trước. Bên cạnh đó là việc khôi phục kinh tế sau đại dịch, chắp nối lại các chuỗi logistic vận tài và cung ứng hàng hóa trong nội khối và giữa ASEAN với toàn cầu; là vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa của các quốc gia ASEAN chống lại sự “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài; là giúp giải quyết vấn đề của Myanmar; là quyết định xem có kết nạp Timor - Leste làm thành viên mới hay không.v.v…
“Rút kinh nghiệm thất bại của Hội nghị ASEAN 2012 ở Phnompenh, nếu chỉ vì vấn đề “đường lưỡi bò” mà Hội nghị cấp cao ASEAN 2023 không ra được tuyên bố chung thì quả là không đáng”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Biển Đông
Các nước ASEAN lo ngại gia tăng căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Không có bất cứ câu chuyện “mặt nặng mày nhẹ” nào

Liệu cái bản đồ mới nói trên có trở thành trở ngại cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc hay không?
Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng thì thực chất, với vai trò dẫn dắt của Việt Nam, nước có nhiều kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc nhất thì Trung Quốc hiểu ASEAN thế nào thì ASEAN cũng hiểu Trung Quốc như thế. Ngay cả Mỹ, cho dù có bộ máy tình báo hùng hậu và hiện đại nhất thế giới cũng không thể đạt được điều đó.

“Chính vì sự hiểu biết này mà mọi đường đi nước bước của Trung Quốc đều được các chuyên gia cấp cao của ASEAN nắm được, hiểu được và đề xuất những cách ứng xử phù hợp. Trung Quốc luôn có mưu đồ “chia để trị” đối với ASEAN để đạt được mục đích của họ trong “Chiến lược Vành đai-Con đường” nhằm đối phó với “Chiến lược liên vùng Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương” của Mỹ. Mỹ cũng thi thố chính sách “chia để trị” bằng việc đem “nguy cơ Con Hổ Trung Quốc” ra dọa nạt các nước ASEAN.giống như đem “nguy cơ Gấu Nga” ra dọa nạt các nước Châu Âu. Sự hiểu biết đó đã dẫn đến kết quả khá suôn sẻ của Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc vừa kết thúc hôm nay 6/9 mà không có bất cứ câu chuyện “mặt nặng mày nhẹ” nào”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.

ASEAN vẫn còn nhiều tiềm năng để thu hút sự quan tâm của thế giới

Ngoại trưởng Indonesia đã bày tỏ thất vọng trước sự vắng mặt của tổng thống Mỹ và những dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của ASEAN đang giảm sút.
Bình luận về lo lắng trên của ngoại trưởng Indonesia, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phân tích: Mỹ cũng đang dùng chính sách “chia để trị” đối với ASEAN nên tổng thống Mỹ không dự Hội nghị ASEAN 2023 mà chuẩn bị cho chuyến thăm đến một trong số ít quốc gia quan trọng của ASEAN là Việt Nam. Có thể ngoại trưởng Indonesia lấy làm tiếc nhưng đó không phải là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của ASEAN đang giảm sút. Các cường quốc khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ các quốc gia EU và Trung Đông vẫn rất quan tâm đến ASEAN không chỉ vì lý do chính trị mà còn về kinh tế, thương mại, giao thông hàng hải và các vấn đề xã hội.
“Trên thực tế, Mỹ rất muốn lôi kéo ASEAN vào cuộc cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng Trung Quốc nhưng ASEAN vẫn giữ vững trạng thái trung lập, không chọn phe, trừ Philippines vốn có Hiệp ước liên minh phòng thủ với Mỹ từ năm 1951”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng đưa ra bình luận với Sputnik.
Hoa Kỳ gây nguy hiểm cho đà phát triển hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN
Quốc gia mà Mỹ muốn nhắm tới để thúc đẩy việc thay đổi lập trường của ASEAN chính là Việt Nam. Tuy nhiên, người đứng ra mời ông Joe Biden thăm Việt Nam lại là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải là Chủ tịch nước Việt Nam. Đây là việc chưa có tiền lệ của nền ngoại giao Việt Nam khi người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam mời lãnh đạo một đảng cầm quyền ở Mỹ tới thăm Việt Nam. Động thái này hứa hẹn sẽ có nhiều điều thú vị”, - Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm phát biểu, trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng nhấn mạnh, nếu ASEAN có “xuống giá” thì chỉ “xuống giá” trong con mắt của chính quyền hiện tại ở Mỹ mà thôi. Còn về lâu về dài, ASEAN vẫn còn nhiều tiềm năng để thu hút sự quan tâm của thế giới khi mà mô hình liên minh EU ngày càng lâm vào bế tắc và nguy cơ khủng hoảng.
Thảo luận