Những trang sử vàng

Năm 1935: Người Liên Xô đầu tiên đến thăm Sài Gòn

Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm về lịch sử hiểu biết lẫn nhau của người Nga và người Việt Nam, về những giai đoạn đáng nhớ, những sự kiện quan trọng và những con người để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử quan hệ Nga-Việt.
Sputnik
Trong Lưu trữ lịch sử của ngành ngoại giao Nga, trong số hàng triệu đơn vị lưu trữ có một tập giấy lụa mỏng phủ đầy những chữ cái nhỏ xíu. Đây là các nghị quyết của Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Ma Cao, khi đó là thuộc địa của Bồ Đào Nha ở miền Nam Trung Quốc, vào tháng 3 năm 1935. Việc chuyển giao các tài liệu lịch sử này về Matxcova được đảm bảo bởi bà Anna Razumova, nhân viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, một phụ nữ Nga khởi xướng việc nghiên cứu Việt Nam ở Liên Xô.

Matxcơva - Trung Quốc – Pháp - Bồ Đào Nha - Việt Nam

Anna Razumova sinh năm 1899 trong gia đình nhạc sĩ quân đội. Sau Cách mạng tháng Mười Nga, bà tình nguyện gia nhập Hồng quân, tiếp đó làm việc trong các tổ chức giáo dục và phụ nữ ở Matxcơva và vùng Trung Á. Bà thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Ba Lan.
Đầu năm 1927, bà được triệu tập đến Mátxcơva vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và được phái đến công tác trong Quốc tế Cộng sản. Trong vai trò đại diện của Quốc tế Cộng sản, bà đã công tác tại Trung Quốc. Trong một năm rưỡi, bà đã tham gia vào các hoạt động chính trị ở đất nước này. Bà đã làm việc trực tiếp với Mao Trạch Đông, lo tổ chức chuyển từ Matxcơva sang Trung Quốc những tài liệu và kinh phí dành cho đảng Cộng sản Trung Quốc. Anna Razumova trong đoàn hộ tống của Lâm Bưu thực hiện chuyến đi Đức để mua vũ khí cho các đơn vị cộng sản Trung Quốc. Bà làm người hướng dẫn hoạt động phụ nữ tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong điều kiện bất hợp pháp, bà đã tiến hành công tác chính trị ở Thượng Hải, giúp các đại biểu Trung Quốc tới dự Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva năm 1928.
Những trang sử vàng
Ai đã hiện diện ở đầu nguồn của ngành Việt Nam học ở Nga
Sau khi trở về từ Trung Quốc, bà Razumova được phái đến Ban Phương Đông của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, nơi bà phụ trách các thuộc địa của Pháp. Năm 1931-1937, với tư cách là nhân viên của Quốc tế Cộng sản, bà đi công tác nước ngoài, thực hiện chỉ đạo của Comintern. Ví du, ở Pháp, với bút danh Suzanne, bà làm việc trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, phụ trách các vấn đề đảng cộng sản ở các thuộc địa của Pháp, cung cấp cho họ tài liệu phương pháp luận và đào tạo cán bộ đảng. Bà cùng làm việc với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp Maurice Thorez và Jacques Duclos. Trong thời gian cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, bà đã đến đất nước này để thực hiện các nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản.

Ai đã chuyển đến Matxcơva các văn kiện của Đại hội I Đảng Cộng sản Đông Dương?

Chính Anna Razumova đã thiết lập những mối liên hệ trực tiếp của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản với Việt Nam, bỏ qua những người Việt Nam đang ở Matxcơva. Năm 1935, Ban chấp hành cử bà đến Ma Cao, nơi bà tham gia vào khâu chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất của đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khi kết thúc Đại hội, cũng chính bà đã đảm bảo chuyển giao các tài liệu của đại hội cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Dưới danh nghĩa một phụ nữ Pháp, đại diện một văn phòng luật Paris hỗ trợ pháp lý cho người Việt Nam, bà đã vận chuyển các văn kiện của Đại hội này về Sài Gòn. Và ở đó, tại cảng, bà đã chuyển giao các tài liệu này cho người thân tín - một thủy thủ người Pháp, người đã giao tài liệu cho ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp. Từ Pháp các tài liệu của Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương đã được chuyển đến Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva. Như vậy, Anna Razumova là công dân Liên Xô đầu tiên đến thăm Việt Nam dù theo con đường không chính thức hợp pháp.
Những trang sử vàng
Năm 1935: Lễ đám cưới đầu tiên của người Việt tại Matxcơva

Bà Razumova không có cơ hội sang thăm Việt Nam một cách hợp pháp

Sau khi trở về Matxcơva, bà Razumova tiếp tục làm việc trong hệ thống Comintern. Bà là thư ký ban biên tập tạp chí "Quốc tế Cộng sản", tham gia dịch và biên tập các bài viết cũng như tổ chức quá trình xuất bản. Tạp chí này được xuất bản bằng tất cả các ngôn ngữ châu Âu và một số ngôn ngữ phương Đông, và được phân phối cho các đảng cộng sản ở nhiều nước. Trong nhóm Đông Dương của Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (gọi tắt là KUTV), bà tham gia nghiên cứu và giảng dạy trong các lớp bằng tiếng Pháp về công tác quần chúng của đảng. Các nhà cách mạng Việt Nam thích thú lắng nghe những bài giảng của bà về công tác quần chúng của đảng và trở thành những người bạn lớn của bà. Khi đó bà đã bắt đầu học tiếng Việt.
Nhưng thời kỳ thú vị như vậy chẳng kéo dài. Năm 1939 Anna Razumova là một trong hàng triệu nạn nhân của chính sách thanh trừng đàn áp thời Stalin. Chỉ sau khi Liên Xô triệt để lên án tệ sùng bái cá nhân vào giữa những năm 1950, Anna Razumova mới được minh oan. Bà đã trở về Mátxcơva, làm việc tại Viện Chủ nghĩa Mác-Lênin, tham gia dịch sang tiếng Nga các tài liệu cho cuốn sách “Hồ Chí Minh. Những bài viết và bài phát biểu chọn lọc” xuất bản ở Matxcơva vào năm 1959, giúp đào tạo những nhà Việt Nam học đầu tiên ở Liên Xô. Bà được BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mời sang thăm đất nước, lần này là tuyệt đối chính thức và hợp pháp. Thế nhưng tình trạng sức khỏe không cho phép bà thực hiện hành trình xa xôi như vậy. Anna Razumova từ trần trước khi có sự kiện giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam và thành phố Sài Gòn mà bà từng ghé thăm vào năm 1935.
Thảo luận