Nhìn về quá khứ là để không lặp lại sai lầm cũ
“Giống như các cường quốc khác, Mỹ lại một lần nữa cố gắng lôi kéo Việt Nam vào chính trường siêu cường. Nhưng bây giờ Việt Nam là đủ mạnh về mặt kinh tế để không bị kéo sang bên này hay bên kia. Nước này sẽ duy trì sự cân bằng thận trọng, thể hiện sự tôn trọng cần thiết đối với Trung Quốc mà họ phải giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, đồng thời thu được những lợi ích từ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ. Có lẽ toàn thế giới cũng cần có nhiều “đối tác chiến lược toàn diện” giống như Hà Nội. Hay nói cách khác, đây là chủ nghĩa đa phương thực sự”.
Chủ đề chính không phải là quốc phòng và an ninh, mà là nền kinh tế
“Sự cải thiện mang tính lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chủ yếu liên quan đến kinh tế chứ không phải quốc phòng và an ninh. Hà Nội tiếp tục bác bỏ bất kỳ quan điểm nào có thể đưa nước này vào tình thế xung đột với Bắc Kinh. Việt Nam muốn tránh một kịch bản như vậy khi chấp nhận Mỹ là đối tác chiến lược toàn diện mới. Xét theo mọi việc, Washington cho rằng, một khi hiện đại hóa, Việt Nam sẽ trở thành một đối tác quan trọng trong chiến lược “giảm rủi ro” nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng công nghệ cao của mình khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Nói tóm lại, Washington coi Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện như một con dao hai lưỡi: quy chế này tăng cường quan hệ và làm sâu sắc thêm liên hệ kinh tế với Việt Nam như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm chống lại Trung Quốc; còn Việt Nam thiên về tăng cường quan hệ hơn là chống lại Trung Quốc. Thông báo gần đây về mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” (CSP) Việt-Mỹ có thể không báo hiệu một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, xét về quỹ đạo phát triển kinh tế dài hạn, CSP Việt-Mỹ đánh dấu nỗ lực của Việt Nam nhằm hội nhập sâu hơn vào hệ sinh thái kinh tế do Hoa Kỳ dẫn đầu”.
Còn Euromoney lưu ý: “Nếu Việt Nam trở thành một Hàn Quốc hoặc Đài Loan khác - nhà cung cấp chip chất lượng cao cho Hoa Kỳ, điều này chắc chắn sẽ bảo vệ lợi ích của chuỗi cung ứng Mỹ. Nhưng điều này nói thì dễ hơn làm: điều này đòi hỏi không chỉ thiết bị cho các nhà máy mà còn sự gia tăng đáng kể về kỹ năng của lực lượng lao động. Phải mất hàng chục năm để đạt được mục tiêu này”.