Dứt khoát không hợp thức hóa chung cư mini

HÀ NỘI (Sputnik) - Đề cập tới loại hình nhà ở cho thuê nhiều căn hộ (chung cư mini) sau vụ cháy khiến 56 người tử vong, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh dứt khoát không hợp thức hóa chung cư mini.
Sputnik
Ngày 20/9, tại phiên họp thứ 26 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề cập đến việc phân cấp, phân quyền cho TP Hà Nội quy định các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực như môi trường, giao thông, phòng cháy chữa cháy.
Với vấn đề giao thông, môi trường, phòng cháy chữa cháy (PCCC), Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hà Nội cần có quy định vượt trội hơn so với những địa phương khác.
Đề cập tới loại hình nhà ở cho thuê nhiều căn hộ (chung cư mini) sau vụ cháy khiến 56 người tử vong ở phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân), Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Pháp luật rà soát lại quy định với loại hình này trong dự án Luật Nhà ở và dứt khoát không hợp thức hóa chung cư mini.
Đã rõ nguyên nhân cháy chung cư mini
"Vụ vừa rồi xảy ra rất đau xót. Do đó tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), có cho phép Hà Nội được quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn về các lĩnh vực như môi trường, giao thông, phòng cháy hay không?", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Báo cáo sau đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, vấn đề chung cư mini vô cùng bất cập. Như chung cư mini trong vụ cháy vừa rồi, cho phép xây dựng 6 tầng thôi nhưng xây dựng tới 9 tầng là vi phạm. Tuy nhiên, với mật độ xây dựng trong khu vực này mà cho phép xây dựng 6 tầng thì có phù hợp không?
"Có lẽ phải cho phép Hà Nội được quy định thì mới đảm bảo được cái an toàn”, ông Dũng nói.
Nguyên Bí thư Hà Nội trăn trở với "cái anh chống lưng" cho chung cư mini xây sai phép
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng nêu rõ từ thực tế phát triển Thủ đô, nhất là sau sự kiện đau lòng cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân và việc tồn tại hơn 2.000 nhà riêng lẻ khác kiểu chung cư mini, định hướng xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội có phần khó kiểm soát, ngay cả khi Luật Thủ đô được ban hành 2012, tức cách đây hơn 10 năm.
Theo ông Bùi Văn Cường, không chỉ có Luật Thủ đô 2012, trước đó còn Pháp lệnh Thủ và nhiều nghị quyết của Quốc hội đã có chính sách đặc thù cho Thủ đô Hà Nội.
"Đó là hệ lụy tập trung dân cư quá đông trong khu vực nội thành, đi kèm với đó là công tác quản lý chưa nghiêm", Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh.
Thảo luận