Theo tác giả, chính sách của Ba Lan hiện nay là “xâu xé nhau” để chứng tỏ ai “ghét người Nga hơn, yêu Mỹ và Ukraina nhiều hơn”.
"Người Ba Lan không đặc biệt quan tâm đến thực tế là thế giới đang tiến lên. Hạnh phúc của nước Mỹ chính là hạnh phúc của chúng tôi. Niềm vui của chúng tôi chính là khiến Nga khó chịu... Chúng tôi không quan tâm đến hạnh phúc của chính mình", - ông nhận xét.
Theo ông, người Ba Lan “yêu nước Mỹ hơn tất cả mọi người trên thế gian” và “ghét Nga hơn bất kỳ ai trên thế giới”, thái độ căm ghét Nga còn mạnh hơn cả tình yêu của họ dành cho chính Ba Lan.
Theo nhà quan sát, chính sách lâu dài của đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền ở nước này đã đến ngày “hái quả”: tuyến đường thương mại Mỹ - Ấn Độ sẽ “bỏ qua Nga”, kết quả là Ba Lan không phải là một điểm đầu mối trong hệ thống cơ sở hạ tầng đó.
“Thay vì Con đường Tơ lụa Trung Quốc vốn được lên kế hoạch kéo dài đến Lodz của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ có Con đường Tơ lụa Mỹ - Ấn Độ với điểm dừng cuối cùng ở Tel Aviv”, - nhà báo Kulas phàn nàn.
Ông nhắc lại rằng Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã gọi hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - Châu Âu là tuyến đường “lịch sử”.
"Ai lợi ai hại trong việc này? Israel, Ấn Độ và các nước Ả Rập được hưởng lợi... Mỹ có lợi không? Không chắc lắm. Trung Quốc có hại không? Không hẳn. Họ cũng có thể được lợi từ việc này. Nhưng sự việc Ba Lan thua thiệt nhiều nhất lại không có ý nghĩa đặc biệt nào đối với người Ba Lan”, - ông kết luận.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi tuyên bố khởi động hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - Châu Âu. Nhà Trắng trước đó đã công bố nội dung bản ghi nhớ nêu rõ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Ả Rập Saudi và Ấn Độ nhất trí thành lập Hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - Châu Âu (IMEC) mới. Theo tài liệu, mục tiêu chính của việc lập ra một hành lang mới là thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách mở rộng quan hệ thương mại và hội nhập giữa các nước ở châu Á, vùng Vịnh Ba Tư và châu Âu.