Nước cờ mới của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát hành tín phiếu và hút về gần 30.000 tỷ đồng trong ba phiên liên tiếp.
Sputnik
Chuyên gia cho rằng, động thái mới của Ngân hàng Nhà nước không đồng nghĩa việc Việt Nam đã đảo chiều chính sách tiền tệ. Đây là nước cờ an toàn của NHNN.

NHNN hút tiền về 3 phiên liên tiếp

Chiều ngày 25/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN-SBV) tiếp tục phát hành 10.000 tỷ đồng tín phiếu, kỳ hạn 28 ngày, theo cơ chế đấu thầu lãi suất.
Theo kết quả được SBV công bố có 4/13 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng là 10.000 tỷ đồng, lãi suất 0,49% - thấp hơn phiên trước đó (0,5%) và phiên 21/9 (0,69%).
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, trong 2 ngày liên tiếp 21 và 22/9, NHNN cũng phát hành thành công gần 20.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, lãi suất trúng thầu lần lượt là 0,69% và 0,5%.
Như vậy, chỉ 3 phiên giao dịch gần đây, NHNN đã hút ròng gần 30.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu.
Đây cũng là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước sử dụng lại nghiệp vụ này sau hơn 6 tháng tạm ngưng. Điều này sẽ góp phần ổn định tỷ giá USD/VND vốn đang chịu áp lực lớn.
Việc Ngân hàng Nhà nước đã mở lại kênh hút tiền qua tín phiếu sau hơn 6 tháng tạm ngưng là động thái đáng chú ý trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dư thừa và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục duy trì ở mức thấp kỷ lục.
Quyết định khôn ngoan của Ngân hàng Nhà nước cũng được giới chuyên môn đánh giá là sẽ góp phần ổn định tỷ giá USD/VND vốn đang chịu áp lực lớn do sự trái ngược chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không bị bất ngờ

Không đồng nghĩa việc NHNN đã đảo chiều chính sách tiền tệ

Áp lực tỷ giá hiện còn lớn trong bối cảnh chỉ số DXY (thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt) đã bước sang tuần tăng điểm thứ 10 liên tiếp - nhịp tăng dài nhất trong gần một thập kỷ vừa qua.
Đồng thời, giá USD tại hầu hết ngân hàng trong nước đã vượt qua mốc 24.500 đồng, thậm chí tiến sát 24.600 đồng. Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng đã tăng khoảng 800 đồng, tương đương 3,3%.
Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp (tính đến 15/9 mới chỉ đạt 5,56%), thì các chuyên gia và nhiều tổ chức tài chính còn đưa ra dự báo NHNN sẽ vẫn tiếp tục hút bớt thanh khoản thị trường 2 để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá của các ngân hàng thương mại trong ngắn hạn, lượng hút là vừa đủ để cân bằng tỷ giá và không gây ra căng thẳng thanh khoản trên liên ngân hàng.
Nhà đầu tư nhấp nhổm rời Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước tung đòn khôn khéo
Đánh giá về việc nhà điều hành hút tiền qua kênh tín phiếu trở lại, các chuyên gia của CTCP Chứng khoán SSI (SSI) cho rằng, động thái phát hành tín phiếu trở lại của NHNN có thể được xem là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống.
"Đây là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương và không đồng nghĩa với việc NHNN đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ", - SSI bày tỏ.
Theo nhóm phân tích, trong bối cảnh kỳ vọng tăng trưởng GDP vẫn chưa có sự bứt phá và lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát (thấp hơn lạm phát mục tiêu của Chính phủ), SSI không đánh giá cao khả năng NHNN sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ.
Thay vào đó, các chuyên gia của SSI cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ thận trọng duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát như hiện tại.
Việc phát hành tín phiếu của NHNN lần này có mục đích là nhằm "hút" bớt thanh khoản thị trường 2 để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá trong ngắn hạn và lượng "hút" cũng không quá nhiều (nếu so sánh với giai đoạn nửa cuối năm 2022) nhằm không gây ra căng thẳng thanh khoản trên thị trường 2 và hạn chế tác động lên mặt bằng lãi suất trên thị trường 1.
Nhóm phân tích của SSI cũng lưu ý nghiệp vụ phát hành tín phiếu kỳ hạn là nghiệp vụ "hút" VND ở thời điểm hiện tại và sẽ "bơm" lại thị trường sau khi đáo hạn.
Dòng vốn có thể rời Việt Nam khi ‘đũa thần’ của Ngân hàng Nhà nước hết tác dụng

Đằng sau nước đi mới hút ròng qua kênh tín phiếu của NHNN

Cũng cần lưu ý rằng, việc tái khởi động kênh hút tiền trên thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước diễn ra trong bối cảnh lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tháng.
Dù vậy, cần thừa nhận rằng, hiện dư địa giảm lãi suất không còn nhiều. Trong nửa đầu năm 2023, đi ngược chiều với xu hướng tăng lãi suất trên thế giới, NHNN Việt Nam đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, đồng thời thông qua những công cụ của mình để tạo dư địa, thanh khoản cho thị trường nhằm giảm lãi suất đầu ra cho các ngân hàng. Do đó, việc hút tiền về qua kênh tín phiếu được xem là biện pháp an toàn được Thống đốc cùng NHNN thực hiện.
Như Sputnik đề cập, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu gần đây cũng lưu ý, hiện tại dư địa giảm lãi suất không còn nhiều và đây là thời điểm khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Theo ông Tú phân tích, tỷ giá và lãi suất có quan hệ biện chứng với nhau. Giảm lãi suất sẽ dẫn đến đồng nội tệ mất giá so với USD, từ đó ảnh hưởng tới niềm tin nhà đầu tư, quyền lợi của Chính phủ khi đi vay nợ nước ngoài, nảy sinh tâm lý găm giữ ngoại tệ khiến đồng nội tệ mất giá nhiều hơn.
Do đó, Phó Thống đốc khẳng định, chính sách lãi suất trong thời gian tới không thể nói là sẽ tiếp tục giảm, bởi lẽ lãi suất có quan hệ biện chứng với tỷ giá. Nếu lãi suất giảm thấp, tỷ giá có khả năng sẽ bùng lên, cần phải tìm được điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá.
Một loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống mức thấp lịch sử

"Nước cờ an toàn"

Theo giới quan sát, quy mô phát hành 3 đợt tín phiếu gần như không đổi nhưng số lượng thành viên trúng thầu tăng lên và lãi suất giảm xuống cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn rất dồi dào.
Cùng với đó, việc phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước không gây ra những cú sốc hay thay đổi quá nhanh đối với thanh khoản VND trong hệ thống ngân hàng, không ảnh hưởng đến mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cung cấp đầy đủ tín dụng cho nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng.
TS. Lê Xuân Nghĩa đánh giá, đây là một động thái hợp lý và kịp thời của nhà điều hành. Bày tỏ với Mekong ASEAN, ông Nghĩa nhắc lại việc ngân hàng thương mại hiện nay dư thừa vốn khả dụng, không cho vay được. Ngân hàng Nhà nước hút tiền về chủ yếu muốn tháo gỡ khó khăn cho một số ngân hàng dư thừa vốn khả dụng khi đã huy động với lãi suất tương đối cao.
Đặc biệt, động thái thu tiền về được xem xét trong mối tương quan với diễn biến về tỷ giá, sẽ giúp ổn định tỷ giá vốn đang chịu áp lực lớn do sự trái ngược chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Việt Nam, tạo môi trường phục hồi ổn định hơn cho nền kinh tế.

"Đây cũng là nước cờ an toàn nhất ở thời điểm hiện tại hỗ trợ các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư cũng như hỗ trợ xu hướng đi lên trung hạn của thị trường chứng khoán", - TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

Phát biểu mới đây tại Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng một lần nữa khẳng định, hiện Ngân hàng Nhà nước theo dõi rất sát tỷ giá, hàng ngày, hàng giờ để có thể điều hành phù hợp.
Thảo luận