Ngọn hải đăng ở quần đảo Hoàng Sa
Các ngọn hải đăng lắp đặt trên hai bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa - vịnh con Bông và bãi Đá Bạc, được trang bị Hệ thống nhận dạng tự động mới (AIS). Chúng sẽ cho phép "nhìn thấy" tất cả những con tàu đi trên biển. Việc sử dụng các hệ thống này là do nhu cầu thoát khỏi sự phụ thuộc vào hệ thống định vị GPS của Mỹ, đặc biệt vì trên thực tế, GPS không bao phủ tất cả các vùng lãnh thổ và để lại "vùng mù".
AIS sẽ sử dụng mạng vệ tinh Bắc Đẩu nội địa của Trung Quốc thay vì GPS. Bây giờ mọi tàu của Trung Quốc sẽ được yêu cầu phải có AIS, và điều này, như báo chí địa phương viết, sẽ đảm bảo việc di chuyển của các tàu thuyền ở Biển Đông an toàn hơn.
Khu vực bãi cạn Scarborough
Trong vài tháng nay, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc trên tàu nghiên cứu Shi Yan 6 đã nghiên cứu đáy biển gần bãi cạn Scarborough ở Quần đảo Trường Sa, ngoài khơi Philippines. Các nhà khoa học Trung Quốc sử dụng sức mạnh của trường điện từ để phân biệt rõ hơn giữa hóa thạch hydrocarbon, nước biển và đá. Những phương pháp mới này hiệu quả hơn nhiều so với cách cũ vì chúng cho kết quả chính xác hơn. Rõ ràng là Trung Quốc muốn có thông tin đáng tin cậy về các mỏ dầu khí trong khu vực.
Các nhà khoa học đặc biệt tự hào tuyên bố tất cả các thiết bị đều được chế tạo ở Trung Quốc, không phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, chủ yếu là của Mỹ. Đây là phản ứng của Bắc Kinh trước các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với khoa học Trung Quốc.
Một lý do khác để cãi vã
Các bài báo trên phương tiện truyền thông Trung Quốc về công nghệ mới không nói gì về khả năng sử dụng chúng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên, những thông tin dạng này lan truyền khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã vấp phải sự thận trọng ở một số quốc gia. Được biết, tất cả các rạn san hô này đều là một phần của khu vực tranh chấp giữa Bắc Kinh, Hà Nội và Manila. Tranh chấp chủ quyền còn lâu mới được giải quyết nhưng Chính phủ Trung Quốc cho rằng không cần thiết phải tính đến ý kiến của các nước khác. Nơi nào họ kiểm soát lãnh thổ, họ cư xử như những chủ nhân thực sự. Và mặc dù người ta không thể không vui mừng trước những thành tựu của khoa học, nhưng tôi muốn những thành tựu này không tạo ra xung đột về chính trị.
Có lẽ người Trung Quốc nên đợi cho đến khi thông qua Bộ Quy tắc ứng xử dành cho các bên ở Biển Đông?
Đối với sự cạnh tranh trong lĩnh vực khoa học công nghệ giữa các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ, ông Henry Kissinger tin sẽ tốt hơn nếu cả hai bên cùng học hỏi lẫn nhau thay vì cãi vã.