Liên Hợp Quốc vạch hậu quả tiêu cực từ việc châu Âu lấy LNG thay thế khí đốt của Nga

MATXCƠVA (Sputnik) - Các nước châu Âu đã tìm cách đổi khí đốt Nga xuất khẩu qua đường ống lấy khí tự nhiên hóa lỏng LNG, cơ bản từ Hoa Kỳ, nhưng động thái này có tác động trở ngược đối với một số nước đang phát triển. Đó là nhận định trong Báo cáo Thương mại và Phát triển năm 2023 công bố tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển.
Sputnik

"Việc định hướng dài hạn nhập khẩu khí đốt tự nhiên LNG sang châu Âu phản ánh qua việc mức giá LNG toàn cầu giảm vừa phải trong năm qua (15%). Tái định hướng như vậy của các nhà nhập khẩu khí đốt châu Âu không phải là không gây hậu quả tiêu cực: nhiều nước đang phát triển khác nhau, chẳng hạn như Bangladesh và Pakistan, đã phải đối mặt với việc siết chặt và chuyển hướng nguồn cung cấp LNG toàn cầu mà nền kinh tế của họ phụ thuộc", - báo cáo nêu rõ.

Liên minh châu Âu rơi vào thế phải phụ thuộc vào LNG của Mỹ trong nhiều thập kỷ

Ai có lợi, ai gặp khó

Tổ chức thế giới cho rằng như vậy mặc dù cả giá dầu thô và khí đốt tự nhiên đều giảm đáng kể so với mức cao đạt tới hồi giữa năm 2022, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình đã ghi nhận trong 5 năm trước đại dịch COVID-19, điều này gây ra "ảnh hưởng nghiêm trọng" đối với các nước đang phát triển, phải lệ thuộc vào nhập khẩu các sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ.

"Các nước châu Âu đã thành công chuyển từ việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên đổi sang mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), đặc biệt là từ Hoa Kỳ, phần lớn giảm bớt áp lực tăng giá trên thị trường khí đốt tự nhiên trong khu vực", - báo cáo công bố tại Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc cho biết.

Thảo luận