Đây là cách ông đánh giá phát ngôn của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có vẻ “phấn khởi” trước tình hình hỗn loạn đang làm rung chuyển Quốc hội Mỹ, khi điều này đe dọa cắt đứt nguồn viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraina.
“Nếu các bạn nghe thấy ai đó đổ lỗi cho Putin (về sự chia rẽ chính trị ở Mỹ), thì bạn có thể cho rằng người này không biết gì về Nga”, - nhà phân tích kết luận.
Ông Ritter nhấn mạnh rằng Tổng thống Putin ưu tiên giải quyết mọi vấn đề “theo mô hình tập thể”. Theo sĩ quan tình báo này, mô hình đó cho thấy rõ sự khác nhau giữa chính sách đối ngoại của Moskva và chính sách đối ngoại của Washington mà trong đó người ta thường mù quáng áp đặt đường lối của mình mà phớt lờ lợi ích của người dân Mỹ.
"Chúng ta trở thành nạn nhân không phải do (sự can thiệp của) Vladimir Putin, mà do cách tiếp cận hợp lý mà Nga với tư cách là một quốc gia lựa chọn để giải quyết các vấn đề quốc tế. Tôi nghĩ rằng hầu hết những người có lý trí đều coi cách tiếp cận này là đúng đắn”, - sĩ quan tình báo nhận định.