Chuyên gia: Nga có quyền rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện

Nga có quyền rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Moskva đã phê chuẩn văn bản này với một sửa đổi: có thể rút lui nếu lợi ích quốc gia bị đe dọa, Đây là ý kiến của phó giáo sư Alexei Fenenko từ bộ môn An ninh quốc tế Khoa Chính trị thế giới Đại học quốc gia Moskva (MGU) chia sẻ với Sputnik.
Sputnik
Trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga có thể hành xử theo cách đối xứng với Mỹ, quốc gia chưa phê chuẩn văn kiện cấm thử vũ khí hạt nhân, và các đại biểu Duma Quốc gia có thể rút lại văn bản này.
“Điều này thực sự có thể xảy ra… Nga đã phê chuẩn nó (CTBT) với một sửa đổi rất quan trọng: nếu có mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia của Nga thì nước này có quyền rút khỏi hiệp ước. Ít nhất Nga dành cho mình cái quyền đó”, - ông Fenenko nói trong cuộc trò chuyện với hãng tin.
Chuyên gia cho biết, CTBT có hệ thống giám sát quốc tế tập hợp các trạm giám sát bao phủ trái đất và truyền thông tin đến trung tâm đặc biệt ở Vienna, nơi đặt ban thư ký phụ trách kỹ thuật của CTBT.
LHQ: Nga sẽ chỉ bắt đầu thử hạt nhân sau Mỹ
“Hầu hết các trạm này đều nằm trên lãnh thổ các nước đồng minh của Mỹ: Úc, New Zealand, Nhật Bản, châu Âu... Nếu Nga cắt đứt hợp tác với trung tâm truyền dữ liệu ở Vienna thì việc này đồng nghĩa với một cuộc khủng hoảng toàn hệ thống. Như vậy tiền của người Mỹ bỏ ra bị lãng phí vô ích. Nga hoàn toàn có thể và nên đưa ra lời đáp trả tương tự đối với các lệnh trừng phạt: chỉ cần ngừng hợp tác với trung tâm Vienna và chấm dứt cung cấp dữ liệu đến đó”, - ông Fenenko nhấn mạnh.
Theo chuyên gia này, Ấn Độ và Pakistan từ chối phê chuẩn CTBT chính là vì “bản chất phân biệt đối xử” của nó, vì hầu hết các trạm giám sát đều nằm trên lãnh thổ các nước đồng minh của Mý.
“Bước đi của chúng ta sẽ được thông cảm… Nga có thể tuyên bố rõ ràng rằng đây là phản ứng đối với lệnh trừng phạt”, - ông Fenenko kết luận.
Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện được ký năm 1996. Tuy nhiên một số quốc gia bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa phê chuẩn hiệp ước này, không giống như Nga đã phê chuẩn vào năm 2000. Đồng thời, các quốc gia có vũ khí hạt nhân đã đưa ra cam kết tự nguyện không tiến hành các cuộc thử nghiệm như vậy. Hồi tháng 3, Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Ryabkov lưu ý rằng tình hình xung quanh CTBT đang gây lo ngại ngày càng tăng do các hành động của Mỹ.
Thảo luận