Việt Nam muốn thành trung tâm sản xuất dược của khu vực

Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực.
Sputnik
Chính phủ cũng phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD. Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc và cảnh giác dược đạt trình độ tương đương các nước tiên tiến trên thế giới.

Ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 9/10/2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Chiến lược đặt mục tiêu chung hướng đến phát triển ngành Dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đảm bảo tiếp cận thuốc cho người dân với mức chi phí hợp lý.
Chiến lược cũng nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có của Việt Nam để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại.
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế xem xét cấp phép sản xuất thuốc Molnupiravir cho 4 đơn vị
Đáng chú ý, theo chiến lược này, Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công/chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN, phấn đấu phát triển nền công nghiệp dược trong nước đạt cấp độ 4 theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Việt Nam cũng mong muốn phát triển dược liệu, thuốc và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu làm thuốc, đồng thời, tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.

Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao

Đối với mục tiêu cụ thể, Chính phủ nêu rõ, phấn đấu đến năm 2030, 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam muốn đảm bảo an ninh thuốc, đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc.
Thuốc sản xuất trong nước phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sử dụng và 70% giá trị thị trường. Tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước.
Vaccine sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.
21.000 ống thuốc Phenobarbital được kịp thời đưa về Việt Nam
“Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực”, - Chiến lược nêu rõ.
Việt Nam mong muốn tiếp nhận chuyển giao công nghệ, gia công có phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc biệt dược gốc, vaccine, sinh phẩm bao gồm cả sinh phẩm tương tự và một số thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được.
Chính phủ dự kiến xây dựng được 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên và 2 - 5 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn.
Phục tráng, nhập nội, di thực, phát triển được 10 - 15 loài cây dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu số lượng lớn.
100% nguyên liệu dược liệu được tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu) phục vụ sản xuất thuốc trong nước.
Chính phủ cũng mong muốn đạt chứng nhận mức độ 3 trở lên của Tổ chức Y tế thế giới về năng lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với thuốc hóa dược, duy trì và nâng cao chứng nhận của Tổ chức Y tế thế giới về năng lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với vaccine.
Chiến lược nêu mục tiêu duy trì bền vững tỷ lệ 100% cơ sở kinh doanh thuốc đáp ứng tiêu chuẩn thực hành tốt.
Phấn đấu 100% cơ sở kiểm nghiệm thuốc, kiểm định vaccine và sinh phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP). Đồng thời, có 20% cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP, PICs-GMP hoặc tương đương.
Việt Nam miễn phí thuốc giải độc 8.000 USD cho bệnh nhân
Ngành dược cũng phấn đấu có 30% thuốc generic (trừ thuốc có tác dụng tại chỗ, thuốc có tác dụng toàn thân sẵn có đặc tính tương đương sinh học với thuốc đối chứng) sản xuất trong nước và nhập khẩu có giấy đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học.

Đóng góp 20 tỷ USD vào GDP

Chiến lược cũng nêu mục tiêu 100% thuốc trong quá trình lưu hành trên thị trường được giám sát và quản lý đầy đủ về hiệu quả và an toàn theo quy định của Bộ Y tế.
100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc có tổ chức và triển khai các hoạt động dược lâm sàng.
Tỷ lệ người làm công tác dược lâm sàng đạt 1 người/100 giường bệnh nội trú và 2 người/1.000 đơn thuốc được cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú có thẻ bảo hiểm trong một ngày.
Chiến lược phấn đấu hoàn thành số hóa 100% thông tin, dữ liệu thuốc được cấp phép lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, cập nhật vào Ngân hàng dữ liệu ngành Dược.
Việt Nam cũng định hướng có 100% cơ sở sản xuất, bán buôn, xuất nhập khẩu và bán lẻ thuốc trên toàn quốc được kết nối liên thông…
Bộ Y tế Việt Nam phát cảnh báo khẩn sau khi nhận công điện của Interpol
“Định hướng đến năm 2045, thuốc sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và nâng cao giá trị xuất khẩu, hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, - Chiến lược nêu rõ.
Việt Nam muốn chủ động sản xuất được các thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, vaccine, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc, có thuốc biệt dược gốc từ nguồn dược liệu trong nước được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền.
Chính phủ cũng phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD.
Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc và cảnh giác dược đạt trình độ tương đương các nước tiên tiến trên thế giới.
Thảo luận