https://kevesko.vn/20230424/bo-y-te-viet-nam-phat-canh-bao-khan-sau-khi-nhan-cong-dien-cua-interpol-22607947.html
Bộ Y tế Việt Nam phát cảnh báo khẩn sau khi nhận công điện của Interpol
Bộ Y tế Việt Nam phát cảnh báo khẩn sau khi nhận công điện của Interpol
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 24/4, Bộ Y tế phát cảnh báo đối với 14 loại siro ho bị cấm sử dụng tại Việt Nam sau khi nhận được công điện từ Interpol về việc hàng... 24.04.2023, Sputnik Việt Nam
2023-04-24T16:18+0700
2023-04-24T16:18+0700
2023-04-24T16:18+0700
việt nam
y tế
thông tin
who
thuốc
trẻ em
interpol
https://cdn.img.kevesko.vn/img/404/79/4047969_0:159:3077:1890_1920x0_80_0_0_6ec1225a3568e13a79ea546a0c900223.jpg
Bộ Y tế vừa có văn bản số 2349 BYT-QLD về việc cảnh báo đối với 14 sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế.Trong số này, có 4 loại phát hiện tại châu Phi và ảnh hưởng đến trẻ em Gambia, gồm: Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Syrup, Magrip N Cold Syrup, đều do công ty Maiden Pharmaceuticals Limited (Ấn Độ) sản xuất.Khu vực Đông Nam Á đã phát hiện 8 loại siro, ảnh hưởng đến trẻ em Indonesia. 8 loại siro này là: Termorex Syrup, Flurin DMP Syrup, Unibebi Cough Syrup, Unibebi Demam Paracetamol Drops, Unibebi Demam Paracetamol Syrup, Paracetamol Drops, Paracetamol Syrup (mint), Vipcol Syrup. Thuốc do 4 nhà sản xuất gồm PT Konimex, PT Yarindo Farmatama, PT Universal Pharmaceutical Industries, PT AFI Farma.Hai loại siro được phát hiện tại Trung Á, gây tổn thương cho trẻ em Uzbekistan, gồm Ambronol Syrup và DOK-1 Max Syrup, đều do Công ty Marion Biotech sản xuất.Theo thông tin từ Interpol, các sản phẩm này được sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia, có chứa Diethylene có thể dẫn đến tổn thương sức khỏe nghiêm trọng hoặc gây tử vong cho người sử dụng.Theo rà soát của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược), 14 sản phẩm này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và cũng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam.Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng các loại thuốc này nói riêng và các thuốc không được cấp phép lưu hành, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nói chung.Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về 4 loại siro trị ho, cảm lạnh sản xuất tại Ấn Độ có thể liên quan đến vụ 66 trẻ em ở Gambia tử vong do tổn thương thận cấp. Kết quả phân tích 4 loại trên phát hiện lượng diethylene glycol và ethylene glycol ở mức "không thể chấp nhận được".Đây là những hóa chất độc hại được sử dụng làm dung môi công nghiệp và các chất chống đông, chúng có thể gây tử vong dù chỉ nuốt phải một lượng rất nhỏ và lẽ ra không được xuất hiện trong các loại dược phẩm.WHO đã ban bố các cảnh báo toàn cầu về các mặt hàng dược phẩm có liên quan những vụ việc như trên kể từ tháng 10 năm ngoái, đồng thời xác định được 6 công ty dược phẩm tại Ấn Độ và Indonesia sản xuất các loại siro ho gây nguy hiểm cho trẻ em.
https://kevesko.vn/20230413/covid-19-bo-y-te-viet-nam-chi-dao-khan--22401566.html
https://kevesko.vn/20230323/viet-nam-mien-phi-thuoc-giai-doc-8000-usd-cho-benh-nhan-21976765.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/404/79/4047969_174:0:2905:2048_1920x0_80_0_0_50dac56f4945d554b80f14c2978bcbda.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, y tế, thông tin, who, thuốc, trẻ em, interpol
việt nam, y tế, thông tin, who, thuốc, trẻ em, interpol
Bộ Y tế Việt Nam phát cảnh báo khẩn sau khi nhận công điện của Interpol
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 24/4, Bộ Y tế phát cảnh báo đối với 14 loại siro ho bị cấm sử dụng tại Việt Nam sau khi nhận được công điện từ Interpol về việc hàng trăm trẻ tử vong hoặc tổn thương thận cấp tính do sử dụng những loại siro chứa diethylene này.
Bộ Y tế vừa có văn bản số 2349 BYT-QLD về việc cảnh báo đối với 14 sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế.
Trong số này, có 4 loại phát hiện tại châu Phi và ảnh hưởng đến trẻ em Gambia, gồm: Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Syrup, Magrip N Cold Syrup, đều do công ty Maiden Pharmaceuticals Limited (Ấn Độ) sản xuất.
Khu vực Đông Nam Á đã phát hiện
8 loại siro, ảnh hưởng đến trẻ em Indonesia. 8 loại siro này là: Termorex Syrup, Flurin DMP Syrup, Unibebi Cough Syrup, Unibebi Demam Paracetamol Drops, Unibebi Demam Paracetamol Syrup, Paracetamol Drops, Paracetamol Syrup (mint), Vipcol Syrup. Thuốc do 4 nhà sản xuất gồm PT Konimex, PT Yarindo Farmatama, PT Universal Pharmaceutical Industries, PT AFI Farma.
Hai loại siro được phát hiện tại Trung Á, gây tổn thương cho trẻ em Uzbekistan, gồm Ambronol Syrup và DOK-1 Max Syrup, đều do Công ty Marion Biotech sản xuất.
Theo thông tin từ Interpol, các sản phẩm này được sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia, có chứa Diethylene có thể dẫn đến tổn thương sức khỏe nghiêm trọng hoặc gây tử vong cho người sử dụng.
Theo rà soát của
Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược), 14 sản phẩm này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và cũng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng các loại thuốc này nói riêng và các thuốc không được cấp phép lưu hành, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nói chung.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về 4 loại siro trị ho, cảm lạnh sản xuất tại Ấn Độ có thể liên quan đến vụ 66 trẻ em ở Gambia tử vong do tổn thương thận cấp. Kết quả phân tích 4 loại trên phát hiện lượng diethylene glycol và ethylene glycol ở mức "không thể chấp nhận được".
Đây là những
hóa chất độc hại được sử dụng làm dung môi công nghiệp và các chất chống đông, chúng có thể gây tử vong dù chỉ nuốt phải một lượng rất nhỏ và lẽ ra không được xuất hiện trong các loại dược phẩm.
WHO đã ban bố các cảnh báo toàn cầu về các mặt hàng dược phẩm có liên quan những vụ việc như trên kể từ tháng 10 năm ngoái, đồng thời xác định được 6 công ty dược phẩm tại Ấn Độ và Indonesia sản xuất các loại siro ho gây nguy hiểm cho trẻ em.