Samsung được Việt Nam ưu ái thế nào?

Việt Nam tiếp tục có những ưu đãi, hỗ trợ dành cho Samsung, một trong những nhà đầu tư FDI lớn nhất của mình.
Sputnik
Theo Tổng cục Hải quan, Samsung Display Việt Nam vừa được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên.
Tính đến nay, Samsung đang là tập đoàn có nhiều thành viên được công nhận doanh nghiệp ưu tiên nhất trong số các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam.

Samsung Display Việt Nam vừa được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên

Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 12/10/2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định gia hạn áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên đối với Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam.
Như đã biết, Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam là một trong các thành viên của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đang hoạt động tại Việt Nam.
Năm ngoái, 4 nhà máy tại Việt Nam mang lại gần 71 tỷ USD cho Samsung trong tổng doanh thu 234 tỷ USD của ông lớn chaebol Hàn Quốc.
Lợi nhuận của các cơ sở ở Việt Nam khoảng 4,6 tỷ USD. Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, Samsung Display Việt Nam ghi nhận doanh thu tăng 18,6% lên 25.773 tỷ won, tức gần 19,9 tỷ USD.
Cùng với Samsung Electronics (SEV) và nhà máy sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất trên thế giới của Samsung – SEVT, tổ hợp sản xuất của Samsung tại Việt Nam đến nay vẫn là một trong những cở sở sản xuất hàng đầu của tập đoàn trên toàn cầu về điện thoại cũng như hàng điện tử.
Theo thông báo, Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (KCN Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) được gia hạn trong thời hạn 3 năm tính từ ngày giấy phép gia hạn gần nhất hết hiệu lực (ngày 23/10/2023).
Samsung đòi Việt Nam hoàn trả 44 triệu USD, Tổng cục Thuế lên tiếng
Sau thời hạn này, nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định sẽ tiếp tục được gia hạn.
Nhờ sự hỗ trợ và các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước Việt Nam, khi được hưởng chế độ ưu tiên, Samsung nhận được hàng loạt lợi ích về thuế, thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá, chuyên ngành, xuất nhập khẩu tại chỗ, kiểm tra sau thông quan…

Doanh nghiệp ưu tiên là gì?

Theo Thông tư 72/2015/TT-BTC Bộ Công Thương, tuân thủ các điều kiện về hải quan, thuế là một trong những yếu quan trọng đầu tiên doanh nghiệp cần đáp ứng nếu muốn được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.
Thứ nhất là điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế: Theo đó, trong thời hạn 2 năm liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi như trốn thuế, gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; vphạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Không nợ thuế quá hạn theo quy định.
Thứ hai là điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu. Doanh nghiệp ưu tiên phải đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên hoặc đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên. Nếu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam thì phải đạt kim ngạch xuất khẩu từ 30 triệu USD/năm trở lên.
Kim ngạch quy định trên là kim ngạch bình quân của 2 năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác. Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp được chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao.
Ngoài ra, doanh nghiệp ưu tiên phải đạt điều kiện về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; về thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kế toán, kiểm toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Samsung lần đầu tiên tăng trưởng âm từ khi đến Việt Nam

Samsung có nhiều doanh nghiệp được công nhận ưu tiên tại Việt Nam

Cơ quan hải quan Việt Nam cũng cho biết, Samsung đang là tập đoàn có nhiều thành viên được công nhận doanh nghiệp ưu tiên nhất trong số các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam (tính cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI).
Theo Tổng cục Hải quan, hiện cả nước có 72 doanh nghiệp đang được áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan, trong đó có 25 doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 2022, doanh nghiệp ưu tiên chiếm khoảng 36% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, đạt khoảng 266 tỷ USD.
Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ưu tiên đa dạng từ công nghiệp, gia công, chế biến, chế tạo đến nông nghiệp…

Samsung có thể được Việt Nam hỗ trợ tiền mặt khi áp thuế tối thiểu toàn cầu

Ngoài ra, như Sputnik đưa tin trước đó, trong danh sách 22 doanh nghiệp FDI có thể được Việt Nam hỗ trợ tiền mặt khi áp thuế tối thiểu toàn cầu có một loạt công ty của tập đoàn Samsung.
Các đối tượng hỗ trợ đầu tư là doanh nghiệp có dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao có quy mô vốn trên 12.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu trên 20.000 tỷ đồng/năm. Doanh nghiệp FDI đầu tư dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển. Doanh nghiệp công nghệ cao có dự án đầu tư có quy mô vốn trên 12.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu trên 20.000 tỷ đồng/năm.
Doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao có quy mô vốn trên 12.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu trên 20.000 tỷ đồng/năm. Doanh nghiệp đầu tư dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển có quy mô vốn trên 3.000 tỷ đồng.
Theo công bố đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hỗ trợ hỗ trợ 22 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu bằng cách cấn trừ vào nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp hoặc được chi trả trực tiếp bằng tiền trích từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp thuộc Samsung dự kiến gồm có Công ty TNHH Samsung Display Bắc Ninh; Công ty TNHH Samsung Elechtronic Việt Nam Thái Nguyên; Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE COMPLEX; Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam; Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam; Công ty TNHH Samsung SDI Việt Nam.
Không phải Samsung, đây mới là nhà máy chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc
Ngoài ra, Việt Nam còn dự định hỗ trợ tiền mặt khi áp thuế tối thiểu toàn cầu cho nhiều ông lớn FDI khác trong nước như Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng, Công ty TNHH Intel Products Việt Nam; LUXSHARE-ICT (VIETNAM) LIMITED; Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng; Công ty TNHH WINTEK Việt Nam; Công ty TNHH Sản xuất FIRST SOLAR Việt Nam; Công ty TNHH LG INNOTEK Việt Nam Hải Phòng; Công ty TNHH Pegatron Việt Nam; Công ty TNHH FULIAN; Công ty TNHH HANA MICRON VINA; Công ty TNHH Fukang Technology; Công ty Amkor Technology Việt Nam; Công ty TNHH JABIL Việt Nam (JABIL); Công ty TNHH COMPAL Việt Nam; Công ty TNHH VINA SOLAR TECHNOLOGY; Công ty TNHH Fuhong Precision Component (Bắc Giang)…
Về hình thức hỗ trợ đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 4 loại hình thức hỗ trợ đầu tư gồm hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ chi phí đầu tư tài sản cố định; hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Về mức hỗ trợ đầu tư, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc đưa ra mức chi hỗ trợ đầu tư tối đa theo tổng vốn đầu tư hay doanh thu không có nhiều tác dụng trong việc kiểm soát ngân sách mà còn có thể hạn chế thu hút đầu tư hoặc không hỗ trợ đến đúng đối tượng cần khuyến khích làm giảm hiệu quả của chính sách thu hút đầu tư.
Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án không quy định chi hỗ trợ đầu tư tối đa theo tổng vốn đầu tư hay doanh thu, mà thay vào đó kiến nghị Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư tại Nghị quyết. Đồng thời giao Chính phủ quy định mức hỗ trợ, trình tự, thủ tục áp dụng các hình thức hỗ trợ đầu tư quy định tại Nghị quyết.
Về phương thức hỗ trợ đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các khoản hỗ trợ đầu tư được cấn trừ vào nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp hoặc được chi trả trực tiếp bằng tiền trích từ ngân sách nhà nước.
“Việc thay đổi cách tiếp cận, bổ sung các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu là cần thiết nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý.
Thảo luận