Hoa Kỳ đề nghị Ấn Độ chia sẻ công nghệ vũ trụ

MATXCƠVA (Sputnik) - Các chuyên gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ (NASA) đã nêu đề xuất mời Ấn Độ hợp tác trong việc tạo lập các Trạm tự động và cùng chia sẻ công nghệ vũ trụ với phía Mỹ. Đó là tuyên bố của ông Sreedhara Panicker Somanath đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO).
Sputnik
Khi sáng chế Trạm Mặt trăng "Chandrayaan-3" của Ấn Độ, ISRO đã mời các chuyên gia từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA.

"Thiết kế của Trạm và tiến bộ công nghệ của Ấn Độ đã gây ấn tượng lớn với họ. Các chuyên gia Mỹ đề nghị hợp tác với chúng tôi và đề nghị chúng tôi chia sẻ công nghệ vũ trụ", - tờ báo The Economic Times dẫn lời ông Somanath phát biểu trong cuộc hội thảo tại Trung tâm Kiểm soát Các chuyến bay của ISRO ở Bangalore.

Robot tự hành Ấn Độ truyền về những dữ liệu đầu tiên từ Mặt trăng

Ấn Độ khiến người Mỹ ngạc nhiên

"Sau khi nhận được thông tin về "Chandrayaan-3", các chuyên gia Mỹ rất ngạc nhiên trước thành tựu công nghệ của chúng tôi và nêu câu hỏi: "Tại sao các bạn không bán công nghệ cho Hoa Kỳ?". Đề xuất của phía Mỹ là minh chứng cho sự thành công của Ấn Độ, đất nước chúng tôi bây giờ đủ khả năng sản xuất tên lửa và tạo lập các Trạm không gian", - người đứng đầu ISRO nói thêm.

Ngày 23 tháng 8, mô-đun đổ bộ "Vikram" của sứ mệnh "Chandrayaan-3" đã hạ cánh thành công xuống Mặt trăng trong khu vực gần Cực Nam của vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới đạt thành tựu hạ cánh thuận lợi xuống bề mặt Mặt trăng (sau Liên Xô, Hoa Kỳ và Trung Quốc). Mô-đun đã đưa trạm tự hành Mặt trăng cỡ nhỏ "Pragyan" tới vệ tinh của Trái đất, hoàn thành chương trình khoa học vào ngày 2 tháng 9.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố ngày 23 tháng 8 là Ngày Vũ trụ Quốc gia.
Thảo luận