Cuộc gặp đầu tiên giữa tân Chủ tịch Việt Nam và Tổng thống Putin

Điểm đáng chú ý trong nội dung đàm phán là những ý kiến có tính chất chỉ đạo để các cơ quan chức năng của cả hai bên nghiên cứu, tìm biện pháp triển khai và hiện thực hóa…
Sputnik
Và có thể khẳng định rằng, việc Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ không hề làm xấu đi, thậm chí còn tạo tiền đề cho việc cụ thể hơn nữa, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa Nga và Việt Nam.
Như Sputnik đã đưa tin, ngày 17/10, ngay trong ngày đầu tiên tới Bắc Kinh để tham dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế "Một vành đai – Một con đường" (BRF) lần thứ ba, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp gỡ và đàm phán với Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long đã đưa ra một số bình luận về sự kiện này trong trả lời phỏng vấn dành cho Sputnik.

Khẳng định tiếp tục thực hiện lộ trình làm sâu sắc hơn mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện”

Sputnik: Chào ông Nguyễn Hồng Long! Theo đánh giá của ông, mục đích chính của cuộc gặp gỡ giữa hai nguyên thủ Nga và Việt Nam tại Bắc Kinh lần này là gì?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Mục đích chính của cuộc gặp giữa Tân chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin không gì khác hơn là hai bên tiếp tục thực hiện lộ trình làm sâu sắc hơn mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” đã được xác định cách đây hơn 10 năm. Nội dung chủ yếu của cuộc gặp xoay quanh vấn đề vạch ra phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới, như: tiếp tục tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tin cậy chính trị qua các chuyến thăm, trao đổi cấp cao và các cấp; nâng cao hiệu quả và mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại, an ninh-quốc phòng, khoa học-kỹ thuật, văn hóa-giáo dục, năng lượng và các lĩnh vực khác theo các thỏa thuận giữa hai bên; phát huy các cơ chế, khuôn khổ hợp tác thương mại, đầu tư song phương và đa phương, trong đó có cơ chế Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu; tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương của hai nước.
Hoa kỳ đã không thành công trong việc lôi kéo Việt Nam về phía mình để chống Nga
Ở khía cạnh bên lề thì đây là lần đầu tiên, Chủ tịch Võ Văn Thưởng tiếp xúc với Tổng thống Vladimir Putin trên cương vị nguyên thủ quốc gia. Có điều thú vị là mặc dù tuổi tác chênh lệch tới 18 năm nhưng cả hai đều đảm nhận chức vụ đứng đầu nhà nước từ khi còn trẻ. Tổng thống Nga nắm giữ cương vị năm 49 tuổi, còn Chủ tịch Việt Nam năm giữ cương vị năm 53 tuổi.

Bất ngờ chỉ vì do lịch trình làm việc dày đặc

Sputnik: Chắc chắn cuộc gặp này đã được lên kế hoạch từ trước, vậy hai bên bí mật cho tới phút chót nhằm mục đích gì?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Chắc chắn là cuộc gặp đã được lên kế hoạch từ trước. Vấn đề là chọn thời điểm thích hợp. Nhưng đây hoàn toàn không phải là chuyện giữ bí mật mà phụ thuộc vào lịch trình làm việc dày đặc của Tổng thống Nga và Chủ tịch Việt Nam.
Về phía Nga, Lịch trình làm việc của Tổng thống Vladimir Putin tại Trung Quốc rất dày đặc. Ngày đầu tiên, Tổng thống Nga đã tiến hành các cuộc gặp song phương, hội đàm với lãnh đạo cấp cao nước ngoài tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Một vành đai – Một con đường” lần thứ 3. Sau đó, lãnh đạo Nga sẽ tham dự lễ đón chính thức các Trưởng phái đoàn tham dự Diễn đàn và dự tiệc chiêu đãi dưới sự chủ trì của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện.
Ngày 18/10/2023, Tổng thống Vladimir Putin dự và phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn. Tiếp theo, Tổng thống Nga tham dự cuộc gặp cấp cao với lãnh đạo Trung Quốc. Chương trình nghị sự của lãnh đạo cấp cao Nga-Trung Quốc dự kiến gồm các cuộc trao đổi về quan hệ song phương, vấn đề hình thành trật tự thế giới đa cực công bằng hơn. Các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra theo định dạng mở rộng và hẹp.
Tổng thống Putin: Nga mời các nước hợp tác ở tuyến đường biển Phương Bắc
Về phía Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng có lịch làm việc dày đặc tương tự. Chủ tịch nước cũng dự lễ khai mạc Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và con đường lần thứ 3 do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì và có bài phát biểu tại phiên họp cấp cao về chủ đề “Kinh tế số - Động lực mới của tăng trưởng”.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự định hội kiến với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; gặp Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Thái Kỳ.
Ngoài ra, Chủ tịch Võ Văn Thưởng còn có các buổi hội kiến với Tổng bí thư và Chủ tịch nước Lào Thonglun Sisoulith, Thủ tướng Campuchia Hun Manet, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, tổng thống các nước Uzbekistan, Sri Lanka và Congo.
1 / 6
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres
2 / 6
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng thống CH Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev
3 / 6
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
4 / 6
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ khai mạc Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ ba.
5 / 6
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế
6 / 6
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga đã được mặc định là đặc biệt

Sputnik: Đánh giá của ông về những phát biểu chính đáng chú ý của hai bên và ý nghĩa của chúng? Theo ông, quan hệ hai nước sẽ có bước tiến không, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Thực ra thì quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga đã được mặc định coi là đặc biệt trong chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từ ngày 5 đến ngày 8/9/2018. Do đó hai bên không cần phải phát biểu gì thêm về vấn đề này.
Điểm đáng chú ý là những ý kiến có tính chất chỉ đạo để các cơ quan chức năng của cả hai bên nghiên cứu, tìm biện pháp triển khai và hiện thực hóa. Vì đây là cuộc gặp bên lề một diễn đàn cấp cao lớn nên hai bên chỉ có thể vạch ra những nét chung nhất nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Trong đó có vấn đề quốc phòng-an ninh. Còn về những phát biểu đáng chú ý hơn, chúng ta cần chờ tới chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Việt Nam hoặc chuyến thăm của Chủ tịch Võ Văn Thưởng tới Nga trong thời gian tới. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, việc Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ không hề làm xấu đi, thậm chí còn tạo tiền đề cho việc cụ thể hơn nữa, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa Nga và Việt Nam. Cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao nhất hai nước còn là minh chứng rõ nét cho sự thất bại một lần nữa trong việc thực hiện chính sách cô lập Nga của Hoa Kỳ và phương Tây.
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông vì cuộc phỏng vấn.
Thảo luận