Nga là nhân tố ổn định trong bối cảnh các nước ASEAN nỗ lực cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ

Tại Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva (MGU), trong tuần này, vừa kết thúc Hội thảo khoa học toàn Nga kéo dài 2 ngày [trong khuôn khổ “Báo cáo chuyên đề Guber”] với chủ đề chung “khủng hoảng như một hiện tượng và như một sự kiện: kinh nghiệm của Đông Nam và Đông Á”.
Sputnik
Các nhà nghiên cứu khoa học đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến các loại khủng hoảng khác nhau ở Đông Nam Á: từ vai trò của khủng hoảng trong quá trình phát triển trong bối cảnh lịch sử cho đến cơ cấu lực lượng hiện tại trong khu vực dưới góc độ các vấn đề và khủng hoảng kinh tế, chính trị và môi trường.
Ví dụ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương, Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Dmitry Mosykov đã đánh giá tích cực về triển vọng vị thế của Nga trong ASEAN, ông cho rằng Nga có chưa bao giờ xảy ra khủng hoảng quan hệ như vậy với các nước ASEAN. Là một trong những ‘người chơi’ lớn, Nga đã từng và hiện có ý định thể hiện mình là nhân tố ổn định trong bối cảnh các nước nỗ lực cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ. Và điều này đã được phản ánh trong quan hệ song phương giữa các nước:
Nga sẽ mở cơ quan đại diện ngoại giao mới ở Đông Nam Á
“Trong năm qua, lập trường của Việt Nam cũng đã thay đổi, sau bài phát biểu trực tuyến của Tổng Bí thư tại Diễn đàn Vladivostok năm 2022. Bây giờ có thể nói rằng mối quan hệ của chúng ta ít nhất đã ngừng xuống dốc”.
Giám đốc Trung tâm ASEAN tại Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO) thuộc Bộ Ngoại giao Nga Ekaterina Koldunova trong báo cáo của mình đã nêu bật các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ở ASEAN năm 1997 và 2008. Do cuộc khủng hoảng năm 1997, đã nảy sinh “Sáng kiến ​​Chiang Mai”, và trong cuộc khủng hoảng năm 2008, vốn không ảnh hưởng trực tiếp đến Đông Nam Á, sáng kiến ​​này đã mang tính chất quốc tế.
Ekaterina Koldunova đưa ra kết luận sơ bộ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hiện nay: “Chúng tôi thấy những phản ứng kinh tế: đây là một số cuộc thảo luận về việc phi đô la hóa, mặc dù không nên mong đợi nó ở mức độ đầy đủ; các khoản thanh toán bằng tiền tệ quốc gia giữa các nước đang gia tăng. Hơn nữa, mặc dù ASEAN bác bỏ ý tưởng về các tổ chức chính trị siêu quốc gia, nhưng trong nền kinh tế chúng tôi nhận thấy các yếu tố tăng cường quản trị khu vực”.
Các nước ASEAN thảo luận ứng nghiệm hệ thống quản lý rác thải của Nga
Natalia Rogozhina, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Bảo tồn và Phát triển thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế VHLKH Nga, đã đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu, bà chỉ ra rằng các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt với hậu quả của những thay đổi này dưới hình thức thiên tai ngày càng thường xuyên. Năng lượng xanh có thể mang lại những lợi ích đáng kể, bao gồm cả việc hiện đại hóa công nghệ trong khu vực. Tuy nhiên, những trở ngại đang gặp phải cả ở cấp độ sáng kiến ​​​​tư nhân và cấp độ hỗ trợ quốc tế cho khu vực, chuyên gia này khẳng định.
“Cần tìm sự cân bằng giữa các cam kết của mình về khí hậu và giải quyết các thách thức kinh tế. Chúng tôi thấy rằng các nước trong khu vực đã nhận các nghĩa vụ thể hiện rằng họ sẵn sàng tham gia vào cuộc đấu tranh toàn cầu nhằm bảo vệ khí hậu của hành tinh, nhưng đồng thời không giới hạn mình trong tiềm năng tăng trưởng kinh tế”, - Natalia Rogozhina nhấn mạnh trong phần kết luận.
Thảo luận