Trên đe dưới búa: Chính sách của Việt Nam giữa Mỹ và Nga

Sputnik Việt Nam đã phỏng vấn chuyên gia Nga Dmitry Mosykov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga về cách Việt Nam xử lý mối quan hệ với hai cường quốc đối địch để vẫn có thể duy trì và phát triển quan hệ với cả hai.
Sputnik
Bên lề diễn đàn Trung Quốc về Sáng kiến Vành đai và Con đường, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã gặp người đồng cấp Nga Vladimir Vladimirovich Putin. Trước đó, Nga và Việt Nam đã tổ chức gặp gỡ các đoàn ở cấp bộ quân sự và quốc hội. Đồng thời, Việt Nam đang nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên mức quan hệ đối tác chiến lược.

Việt Nam xử lý quan hệ với hai cường quốc đối địch như thế nào?

Chuyên gia lưu ý rằng đây là đặc điểm vốn có ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á, mục tiêu và cách thức thực hiện rất rõ ràng, nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu có thể xử lý khéo léo như vậy giữa các cường quốc trong khoảng thời gian bao lâu.
“Các nước ASEAN quan tâm đến việc duy trì cán cân quyền lực trong khu vực. Hoa Kỳ đang cố gắng tăng cường ảnh hưởng của mình, bao gồm cả việc thông qua áp lực, nhưng các nước Đông Nam Á đã tìm thấy sức mạnh để chống trả, đặc biệt là sau khi nhận thấy sự hỗ trợ của Nga và những hạn chế về khả năng của Hoa Kỳ”, - ông Dmitry Mosykov nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Việt Nam
Mặc dù Việt Nam đang theo đuổi một chính sách có vẻ độc lập nhưng vẫn tuân theo logic chung là duy trì cán cân quyền lực trong khu vực. Với Trung Quốc, Việt Nam có mâu thuẫn liên quan đến việc áp dụng quy tắc ứng xử ở Biển Đông, Mỹ đang cố gắng lợi dụng những mâu thuẫn này, nhưng ở đây lại có vai trò của các nước giữ ổn định, trong đó có lập trường của Nga, vốn hoàn toàn ủng hộ về mặt chính trị cho vị thế của ASEAN.

“Ở Việt Nam có những thế lực muốn chuyển hướng sang Mỹ và châu Âu, nhưng may mắn thay đó chỉ là một tỷ lệ nhỏ. Những người còn lại, lực lượng trung tâm trong đảng là “những người bình thường”, vốn có kinh nghiệm làm việc “trên thực địa”, họ sẽ không cả tin vào bất kỳ ai và sẽ bảo vệ lợi ích của mình bằng cách theo đuổi một chính sách tinh tế như vậy,” - Dmitry Valentinovich Mosykov nhận định.

Quan hệ chính trị Nga và Việt Nam là một trong những ưu tiên của hai nước, khẳng định điều này là thực tế trao đổi các phái đoàn cấp cao, nhưng quan trọng nhất là lời mời Tổng thống Nga sang thăm Việt Nam. Đây cũng có thể là ngưỡng cửa để cải thiện quan hệ kinh tế giữa các nước.
Dmitry Mosykov lưu ý: “Có thể cho rằng chuyến thăm sắp tới sẽ rất quan trọng - những sự kiện như vậy không tự nhiên xảy ra, có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến ​​việc ký kết các văn bản quan trọng”.
Việt-Trung không quên tình hữu nghị truyền thống, cùng tiếp bước trên con đường XHCN

Điểm yếu chính là quan hệ thương mại

Điểm yếu chính trong quan hệ giữa Nga với các nước ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng là quan hệ thương mại. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nga đang xoay trục sang phương Đông trên quy mô lớn, nguồn tin của Sputnik Việt Nam cho rằng có thể mong đợi những cải thiện đáng kể.

“Vấn đề thanh toán bằng tiền tệ quốc gia đang dần được giải quyết, chuỗi logistics đang được hình thành. Các sản phẩm của chúng ta, chẳng hạn như tài nguyên năng lượng và thực phẩm, là có tính cạnh tranh và có nhu cầu trên thị trường. Điều quan trọng nhất là khởi động quá trình, tất cả những điều này phù hợp với logic của chuyến thăm sắp tới của V.V. Putin đến Việt Nam”, - vị chuyên gia kết luận.

Thảo luận