"Lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraina, Mỹ đã cắt đứt quan hệ kinh tế giữa châu Âu và Nga và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh kinh tế. Họ đang giải quyết các vấn đề kinh tế của mình bằng cách gây bất lợi cho các nước khác. Và do đó, để châu Âu không thể nhận khí đốt từ Nga, họ đã gây ra vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc", - ông Nikolai Patrushev nói.
Ông Patrushev nói rằng không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng hỗ trợ quân sự cho Ukraina và Israel là “một khoản đầu tư khôn ngoan sẽ mang lại lợi ích cho an ninh Mỹ trong nhiều thế hệ”. Đồng thời, ông lưu ý rằng thông qua các chính sách của mình, Mỹ đã kích động và tiếp tục làm gia tăng tình hình ở Trung Đông.
“Họ hành động giống hệt như vậy ở Ukraina, nơi họ từng kích động đảo chính, dung túng việc khắc sâu hệ tư tưởng tân Quốc xã, biến Ukraina thành nơi thử nghiệm các thí nghiệm sinh học-quân sự, nhắm mắt làm ngơ trước những vụ giết hại dân thường Donbass và chuẩn bị cho hành động quân sự chống lại đất nước chúng tôi. Trong điều kiện đó, Nga đã đứng lên bảo vệ người dân Donbass và không cho phép thực hiện các kế hoạch gây hấn”, - Thư ký Hội đồng An ninh Nga nhấn mạnh.
Như ông Patrushev đã lưu ý, “đại diện các nước NATO công khai nói rằng Nga đã ngăn cản họ tiếp cận biên giới Nga, còn Ukraina là công cụ để phương Tây kiềm chế Nga”.
“Liên quan đến những hành động như vậy, uy tín của Hoa Kỳ và các nước phương Tây nói chung đã cạn kiệt”, - Thư ký Hội đồng An ninh Nga kết luận.
Các cuộc tấn công vào Dòng chảy Bắc
Các cuộc tấn công diễn ra vào ngày 26 tháng 9 cùng một lúc vào hai đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu của Nga sang châu Âu - Dòng chảy Bắc và Dòng chảy Bắc 2. Đức, Đan Mạch và Thụy Điển không loại trừ đây là vụ phá hoại có chủ ý. Nhà điều hành Nord Stream AG báo cáo rằng tình trạng khẩn cấp về đường ống dẫn khí đốt là chưa từng có và không thể ước tính thời gian sửa chữa. Văn phòng Tổng công tố Liên bang Nga đã khởi xướng vụ án về hành động khủng bố quốc tế sau vụ tại nạn với đường ống dẫn khí Dòng chảy Bắc.