“Mối lo ngại quan trọng nhất là việc tịch thu tài sản Nga sẽ buộc các quốc gia khác phải rút nguồn dự trữ của họ khỏi phương Tây trong trường hợp một ngày nào đó họ phải chịu các biện pháp trừng phạt tương tự”, - ấn phẩm cho biết.
Bài báo lưu ý điều này có thể gây bất ổn cho hệ thống tài chính toàn cầu.
Ngoài ra, còn có những trở ngại về mặt pháp lý, tác giả viết.
“Ngân hàng Trung ương châu Âu đưa ra cảnh báo mạnh mẽ đối với các chính trị gia châu Âu, thậm chí chống lại việc đánh thuế các công ty EU nhận được lợi nhuận vượt mức từ tài sản bị phong tỏa của Nga”, - tài liệu kết luận.
Trước đó, lãnh đạo EU chỉ đạo Ủy ban châu Âu và người đứng đầu cơ quan ngoại giao châu Âu Josep Borrell hoàn tất việc chuẩn bị các đề xuất về cơ chế sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga. Dự kiến số tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho Ukraina. Ủy ban Châu Âu nhiều lần đưa ra các sáng kiến tương tự, nhưng chưa có khuôn khổ pháp lý nào cho những hành động như vậy ở Liên minh Châu Âu.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.