Con tàu được đưa vào không gian bằng tên lửa đẩy siêu mạnh Energia. Đây là tên lửa đẩy đầu tiên ở Liên Xô sử dụng hai loại nhiên liệu: nhiên liệu truyền thống dầu hỏa + oxy và nhiên liệu đông lạnh: hydro + oxy.
Hệ thống Energia-Buran của Liên Xô nhằm mục đích đáp trả chương trình tàu con thoi của Mỹ. Các chuyên gia Liên Xô đã bắt đầu phát triển chương trình tàu tái sử dụng vào năm 1976. Nhiệm vụ phát triển ý tưởng này đã được giao cho Cục thiết kế thử nghiệm Energia (OKB) mang tên Sergei Korolev, và Hiệp hội nghiên cứu và sản xuất Molniya phụ trách việc thiết kế tàu Buran. Nhìn chung, kể từ năm 1976, gần như toàn bộ ngành khoa học và công nghiệp Liên Xô đã làm việc cho dự án Energia-Buran: hơn 1 triệu người từ 1.300 tổ chức. Bao gồm cả Viện khí động học trung ương mang tên Zhukovsky (TsAGI).
Tàu vũ trụ tái sử dụng Buran tại sân bay Yubileiny ở Baikonur, Kazakhstan SSR.
© Sputnik / Alexander Mokletsov
Không phải ngẫu nhiên mà Viện TsAGI được mời tham gia chương trình này. Con tàu vũ trụ có thể tái sử dụng ít nhất phải có tính khí động học tốt: có thể tự tin lướt xuống bầu khí quyển. Và không chỉ vậy.
Ban đầu các chuyên gia TsAGI đã nghin cứu về tất cả các năng lực chính của tàu vũ trụ tái sử dụng (khí động học, điều kiện nhiệt, đổ bền, động lực bay, hệ thống điều khiển). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, việc tạo ra “máy bay quỹ đạo” và tên lửa đẩy cho nó đòi hỏi các giải pháp sáng tạo. Trong quá trình phát triển dự án, tất cả các giải pháp kỹ thuật đã được xác nhận, cùng với những điều khác, bởi nghiên cứu của các nhà khoa học từ Trung tâm Khoa học Hàng không.
Viện TsAGI đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về đường hầm gió. Sau khi thử nghiệm những mô hình Buran, các chuyên gia TsAGI đã thu được một lượng dữ liệu khổng lồ, tạo cơ sở cho việc tạo ra “bản đồ đặc điểm” của tàu vũ trụ có thể tái sử dụng. Ngoài ra, hệ thống điều khiển Buran còn thể hiện kinh nghiệm khoa học sâu rộng của TsAGI trong lĩnh vực nghiên cứu động lực bay. Các chuyên gia của Viện đã đưa ra các đề xuất về thuật toán và nguyên tắc kết hợp điều khiển tự động và có người lái của tàu vũ trụ. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Cục thiết kế Molniya, TsAGI đã tạo ra một bệ thử đặc biệt để điều chỉnh các chế độ lái tàu Buran.
Hệ thống không gian vận tải tái sử dụng của Liên Xô (MTKS) "Energia - Buran"
© Sputnik / Alexander Mokletsov
Chính chế độ điều khiển tự động cũng như hệ thống thoát hiểm cho các phi hành gia là hai ưu điểm chính của dự án Liên Xô vẫn được coi là một thành tựu kỹ thuật vượt trội. Đáng tiếc, tất cả các tàu con thoi của Mỹ đều không thể bay nếu không có phi hành gia, và các phi hành gia không có khả năng thoát khỏi tàu trong trường hợp khẩn cấp.
Nhưng đó không phải là tất cả. Để giải quyết các vấn đề liên quan đến Buran, TsAGI đã tạo ra “buồng chân không cách nhiệt”. Trong cấu trúc phức tạp này, có thể tái tạo nhiệt độ và dòng nhiệt, tải trọng thiết kế và độ cao chuyến bay. Các cuộc nghiên cứu trong buồng chân không này đã giúp đảm bảo độ bền, độ tin cậy và giúp bảo vệ các bộ phận chính trong kết cấu tàu khỏi nhiệt độ siêu thấp.
Ra mắt hệ thống vận chuyển không gian có thể tái sử dụng "Energia-Buran" từ Sân bay vũ trụ Baikonur ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan.
© Sputnik / Alexander Mokletsov
Ít người biết rằng, để thực hiện các cuộc thử nghiệm, các chuyên gia đã tạo ra một chiếc tàu tương tự như Buran - BTS-02, được trang bị 4 động cơ phản lực và có khả năng cất cánh độc lập khỏi đường băng thông thường. Chiếc Buran này đã thực hiện thành công các giai đoạn quan trọng nhất trong chuyến bay vào bầu khí quyển. Các tính toán và nghiên cứu được thực hiện tại TsAGI đã được xác nhận đầy đủ.
Và cuối cùng, vào tháng 11 năm 1988, tại sân bay vũ trụ Baikonur, một tên lửa khổng lồ (dài - 60 m, đường kính - 18 m) đã đưa chiếc tàu vũ trụ nặng 80 tấn lên quỹ đạo. Tàu Buran (chúng tôi nhấn mạnh: ở chế độ không người lái!) đã bay quanh Trái Đất hai lần trong 206 phút trước khi quay về, trình diễn một màn tự động hạ cánh ấn tượng ở trên đường băng sân bay vũ trụ Baikonur. Thành tích này đã được ghi vào Sách kỷ lục Guinness.
Tàu tên lửa quỹ đạo Liên Xô "Buran"
© Sputnik / Alexander Mokletsov
Thật không may, vì một số lý do - không phải lý do kỹ thuật mà là lý do chính trị và kinh tế - Buran không bao giờ bay vào vũ trụ nữa. Và vào đầu những năm 1990, sau sự sụp đổ của Liên Xô, dự án bị chính thức kết thúc.
Tuy nhiên, những dự án như vậy, ngay cả khi chúng bị huỷ bỏ, thậm chí hàng thập kỷ sau cũng gợi lên niềm tự hào và tạo ra hy vọng rằng, các nhà khoa học, kỹ sư Nga sẽ đạt được những thành tựu mới. Hơn nữa, trong tình hình chính trị hiện nay, chương trình không gian của Nga, dù có muốn hay không, buộc phải có định hướng quốc gia hơn và phải dựa vào năng lực khoa học công nghệ nội địa. Nga có đủ năng lực trong lĩnh vực này. Nhưng, chúng tôi xin nhấn mạnh: điều này không loại trừ sự tương tác trong ngành vũ trụ với các quốc gia thân thiện!