Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Cuộc khủng hoảng Ukraina khởi đầu cuộc chiến tranh của Mỹ và phương Tây chống phá Nga

HÀ NỘI (Sputnik) - Nhân 10 năm cuộc khủng hoảng Ukraina: Cuộc khủng hoảng Ukraina khởi đầu cuộc chiến tranh của Mỹ và phương Tây chống phá Nga. Bài viết của Đại tá Lê Thế Mẫu, chuyên gia phân tích chính trị-quân sự quốc tế
Sputnik
Ngày 5/10/2023, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Câu lạc bộ đối thoại chiến lược quốc tế Valai được tổ chức tại thành phố Sochi với chủ đề “Thế giới đa cực bảo đảm an ninh và sự phát triển cho tất cả các quốc gia”, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng Nga không phải là bên khơi mào mà chỉ là bên kết thúc “cuộc chiến ở Ukraina”.
Tuyên bố này của Tổng thống Nga V.Putin đã được chính Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác nhận. Ngày 7/9/2023, trong bài thuyết trình trước Nghị viện Châu Âu, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thừa nhận: cuộc chiến này không bắt đầu trong tháng 2/2022 mà là từ năm 2014.
Tuyên bố này của người đứng đầu NATO chứng tỏ rằng Mỹ đứng đầu tập thể phương Tây đã phát động cuộc chiến tranh nhằm chống phá Nga từ năm 2014. Tổ chức này cũng ngầm thừa nhận rằng Nga không phải là bên “khơi mào cuộc chiến” với Ukraina vào ngày 24/2/2022.
Toàn bộ diễn biến các sự kiện trong gần 10 năm cuộc khủng hoảng Ukraina đã minh chứng một cách xác thực nhất cho nhận định đó của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Phát lộ chi tiết quan trọng trong đàm phán Nga – Ukraina
Lịch sử đã từng ghi lại thời điểm ngày 21/2/2014, Tổng thống Ukraina Yanukovych cùng với ba nhà lãnh đạo chính trị đối lập gồm Klitschko, Yatsenyuk và Tyagnibok và các nhà thương thuyết trung gian Châu Âu là Ngoại trưởng các nước Đức, Ba Lan và Pháp ký Thỏa thuận giải quyết khủng hoảng tại Dinh tổng thống ở thủ đô Kiev.
Thế nhưng, chỉ một ngày sau, ngày 22/2/2014, Mỹ đứng đầu NATO “chống lưng” cho các lực lượng đối lập xe bỏ Thỏa thuận này và tiến hành cuộc đảo chính để dựng lên ở Kiev chính quyền đi theo tư tưởng phát xít và chống Nga quyết liệt. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã từng hãnh diện tuyên bố rằng chính Washington đã đầu tư 5 tỷ USD cho “cuộc cách mạng phẩm giá”. Đỉnh cao của cuộc “cách mạng phẩm giá” này chính là cuộc đảo chính ngày 22/2/2014.
Theo các tài liệu đã được giải mật, cuộc đảo chính ngày 22/2/2014 ở Kiev là kết cục của quá trình lâu dài nhằm phát xít hóa Ukraina diễn ra trước thời điểm bùng nổ Thế chiến thứ hai. Theo nhận định của cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter, tư tưởng phát xít và thù địch với Nga đã từng được gieo rắc trong xã hội Ukraina trong những năm 1930.
Những người tham gia cuộc "Tự vệ Maidan" trên Quảng trường Độc lập ở Kiev.
Chính vì thế, trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai, ở Ukraina hình thành phong trào chống Nga mà dẫn đầu là Stephan Bandera-một nhân vật từng coi người Nga là "dân tộc hạ đẳng", là “kẻ thù tự nhiên của người Ukraina”.
Cũng theo các cứ liệu lịch sử, quá trình phát xít hóa Ukraina diễn ra âm thầm sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai. Từ năm 1953, Cục tình báo trung ương Mỹ (gọi tắt là CIA) bắt đầu đưa các lực lượng dân tộc cực đoan của Ukraina đứng đầu là Stepan Bandera đã từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai trở về nước và bắt đầu âm thầm tiến hành quá trình phát xít hóa quốc gia này. CIA đã cung cấp tài chính và trang thiết bị cho các nhóm phá hoại ngầm của Ukraina chống Liên bang Xô Viết.
Sau khi Ukraina tuyên bố độc lập, từ năm 1991, CIA công khai xúc tiến chương trình ủng hộ toàn diện cho các tổ chức và lực lượng tân phát xít ở Ukraina. Chính các lực lượng này đã từng đóng vai trò then chốt trong cuộc “cách mạng cam” ở Ukraina năm 2003 để đưa nhân vật Yushenko thân Mỹ lên cầm quyền.
Vì thế, sau khi nhậm chức tổng thống Yushenko ký sắc lệnh phong và truy phong “danh hiệu cao qúy” cho những kẻ đã từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai. Trong số đó có Stepan Bandera được truy tặng danh hiệu “Anh hùng dân tộc” và được xây tượng đài kỷ niệm.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Người đứng đầu Lầu Năm Góc: Mỹ không có vũ khí thần kỳ cho Ukraina
Trong cuộc bạo loạn chính trị dẫn tới cuộc đảo chính nhà nước ở Ukraina ngày 22/2/2014, lực lượng tân phát xít đóng vai trò nòng cốt. Một hình ảnh chưa từng có trong quan hệ quốc tế là Thứ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ Victoria Nuland trực tiếp có mặt trên Quảng trường Maidan để bảo đảm vật chất và khích lệ tinh thần cho các lực lượng bạo loạn chính trị tiến hành đảo chính để đưa các lực lượng tân phát xít lên cầm quyền ở Kiev.
Sau cuộc đảo chính này, tân Tổng thống Ukraina Poroshenko bổ nhiệm nhiều thành viên của các tổ chức tân phát xít vào các cương vị chủ chốt trong chính quyền Kiev. Trong đó có Yatsenyuk-Thủ tướng chính phủ, người từng tuyên bố coi người dân bản địa gốc Nga ở Donbass là “rác sinh học” cần phải bị nhỏ bỏ. Quyền Tổng thống Ukraina Turchynov tuyên bố:
“Chúng ta sẵn sàng tiêu diệt người Nga bất cứ khi nào có thể. Cần phải đánh bại Nga không chỉ ở Ukraina mà còn vượt ra ngoài biên giới của chúng ta, ngay trên lãnh thổ Nga”.
Thành viên ủng hộ hội nhập châu Âu của Ukraina trên phố Grushevsky ở Kiev.
Chánh văn phòng Tổng thống Ukraina Yermak cho rằng “người Nga không phải là người, họ không có quyền như các công dân văn minh của các nước Phương Tây”. Thư ký Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraina Danilov thẳng thừng tuyên bố:
"Nước Nga phải biến khỏi bản đồ thế giới với tư cách là một thực thể chính trị-quân sự trong biên giới mà nó đang tồn tại".
Giám đốc Tổng cục tình báo Ukraina Budanov còn đi xa hơn với tuyên bố:
“Chúng tôi đang giết người Nga và sẽ tiếp tục giết người Nga ở bất cứ đâu trên thế giới cho đến khi Ukraina giành được chiến thắng hoàn toàn”.
Đại sứ Ukraina tại Kazakhstan là Pavel Vrublevsky lớn tiếng tuyên bố:
"Lúc này chúng ta sẽ giết người Nga càng nhiều càng tốt".
Từ đó, chủ trương diệt chủng của chính quyền tân phát xít ở Kiev nhằm vào người Nga đã trở thành quốc sách. Về sau, bản chất tân phát xít của chính quyền Kiev được Mỹ đứng đầu tập thể phương Tây ủng hộ đã được thể hiện công khai trước thế giới.
Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov so sánh các cuộc biểu tình ở Gruzia với Maidan ở Kiev
Trong đó, sự kiện đáng chú ý nhất là cuộc bỏ phiếu thường niên trong hai năm 2022 và 2023 tại Đại hội đồng Liên hợp quốc để thông qua nghị quyết do Nga đề xuất về chống nạn anh hùng hóa chủ nghĩa tân quốc xã.
Theo kết quả bỏ phiếu, có 105 quốc gia năm 2022 và 112 quốc gia năm 2023 bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này và 50 quốc gia bỏ phiếu chống. Trong số các quốc gia bỏ phiếu chống có Mỹ, Canada và các thành viên NATO khác đang ủng hộ toàn diện cho chính quyền tân phát xít ở Ukraina.
Để tránh chính sách diệt chủng của chính quyền Kiev và căn cứ vào Điều 1 của Hiến chương Liên hợp quốc xác định quyền tự quyết của các dân tộc, chính quyền Cộng hòa Crưm đã tổ chức cuộc trưng cầu ý dân để tách khỏi Ukraina và sáp nhập về Nga vào ngày 18/3/2014. Tiếp đến, ngày 7 và 8/4/2014, chính quyền hai tỉnh Donetsk và Lugansk – nơi đa số là người dân gốc Nga, tổ chức trưng cầu ý dân để thành lập Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk lý khai khỏi chính quyền tân phát xít ở Kiev.
Những người tham gia “Cuộc tự vệ Maidan” trong các sự kiện kỷ niệm dành riêng cho ngày kỷ niệm bắt đầu các sự kiện trên Quảng trường Độc lập ở Kiev.
Trong tháng 5/2014, chính quyền Kiev phát động “chiến dịch chống khủng bố” nhằm vào người dân hai tỉnh Donetsk và Lugansk, sát hại hàng ngàn dân thường. Để ngăn chặn cuộc xung đột Ukraina leo thang thành chiến tranh, Tổng thống Nga V.Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đồng bảo trợ cho các cuộc đàm phán giữa chính quyền Kiev với chính quyền Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk để ký kết Thỏa thuận Minsk.
Thỏa thuận này đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xác nhận là giải pháp chính trị duy nhất để hóa giải cuộc khủng hoảng Ukraina và là cơ sở chính trị để xây dựng nhà nước Ukraina theo thể thức liên bang, trong đó gồm hai tỉnh Donetsk và Lugansk.
Trong khi đó, Quân đội Ukraina không ngừng thực hiện các cuộc pháo kích nhằm vào người dân Donetsk và Lugansk, sát hại hàng nghìn người. Mỹ và các nước Phương Tây hòan toàn làm ngơ trước hành động tội ác này của chính quyền Kiev.
Tổng thống Putin: "Công nghệ Maidan" đã được sử dụng ở Kazakhstan
Trước khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2/2024, Tổng thống Nga V.Putin khẩn thiết đề nghị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz thuyết phục chính quyền Kiev thực thiện Thỏa thuận Minsk.
Tuy nhiên, thiện chí này của Nga đã bị Tổng thống Ukraina V.Zelensky hoàn toàn bác bỏ. Về sau, chính cựu Tổng thống Pháp François Hollande và cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel thú nhận rằng, Thỏa thuận Minsk chỉ nhằm câu giờ để NATO hiện đại hóa quân đội Ukraina và tiến hành các cuộc tập trận theo kịch bản chiến tranh với Nga.
Trên thực tế, Mỹ đã coi Ukraina là đồng minh bên ngoài NATO và sử dụng quân đội Ukraina tiến hành chiến tranh ủy nhiệm chống Nga.
Như vậy, trên thực tế, cuộc đảo chính ngày 22/2/2014 do Mỹ đứng đầu tập thể phương Tây chỉ đạo tiến hành để dựng lên chính quyền tân phát xít ở Ukraina là hành động châm ngòi cho chính sách diệt chủng nhằm vào người Nga kéo dài trong 8 năm. Để hợp pháp hóa mối quan hệ giữa Mỹ và Ukraina, chính quyền Kiev quyết định đưa Ukraina gia nhập NATO.
Một khi Ukraina đã là thành viên của liên minh quân sự này, nguy cơ chiến tranh của họ với Nga sẽ trở nên hiển nhiên và không thể loại trừ khả năng bùng nổ Thế chiến thứ ba ở Châu Âu. Chính vì thế, Chủ tịch Hạ viện Nga V.Volodin nhận định:

“Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina là cơ hội lịch sử duy nhất để cứu Châu Âu thoát khỏi hiểm họa từ Chiến tranh thế giới lần thứ ba”.

1 / 3
Quảng trường Độc lập (Maidan) tại Kiep
2 / 3
Nhân viên thực thi pháp luật trong thời gian đụng độ với người biểu tình trên quảng trường Maidan ở Kiev.
3 / 3
Phái ủng hộ đối lập mang người bị thương vì đụng độ với nhân viên thực thi pháp luật ra quảng trường Maidan ở Kiev.
Sau khi buộc phải tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, Nga bày tỏ thiện chí và đã sẵn sàng đàm phán với chính quyền Kiev để kết thúc cuộc chiến theo điều kiện mà hai bên có thể chấp nhận được.
Sau nhiều vòng đàm phán, ngày 15/4/2022 Nga và Ukraina đạt được thỏa thuận về Hiệp ước hòa bình, trong đó xác định các quốc gia sẽ công nhận, tôn trọng và đảm bảo vị thế của Ukraina là một quốc gia trung lập vĩnh viễn, không gia nhập NATO; Nga, Mỹ, Pháp, Anh và Trung Quốc sẽ bảo đảm an ninh cho Ukraina, còn Ukraina cam kết sẽ không thực hiện các hoạt động đi ngược lại quy chế pháp lý quốc tế về tính trung lập vĩnh viễn.
Phụ lục của dự thảo Hiệp ước nêu rõ số lượng thiết bị quân sự mà Lực lượng vũ trang Ukraina có thể sử dụng. Tuy nhiên, ngay sau khi Ukraina chấp nhận nội dung Thỏa thuận hòa bình này, theo chỉ đạo của Mỹ, Tổng thống Ukraina V.Zelensky đã hoàn toàn bác bỏ nó. Ngày 14/6/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, với cuộc chiến ở Ukraina, Mỹ sẽ làm cho Nga thất bại chiến lược.
Rõ ràng là, toàn bộ diễn biến trong 10 năm cuộc khủng hoảng Ukraina đã chứng tỏ rõ ràng rằng Nga không phải là bên khơi mào cuộc chiến ở Ukraina mà chỉ là bên sẽ kết thúc cuộc chiến sau khi đạt được các mục tiêu mà Tổng thống V.Putin đề ra khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt là bảo vệ người dân, phi phát xít hóa và phi quân sự hóa Ukraina. Đến thời điểm này, để bảo vệ người dân, theo yêu cầu của chính người dân, Nga đã sáp nhập Cộng hòa Nhân dân Donetsk, Cộng hòa Nhân dân Lugansk và hai tỉnh Kherson và Zaporozhye.
Mỹ thất bại trong nỗ lực tước đoạt chủ quyền của Nga
Phát biểu tại tại Câu lạc bộ đối thoại chiến lược quốc tế Valai, Tổng thống Nga V.Putin nhấn mạnh:

Cuộc khủng hoảng Ukraina không xuất phát từ tranh chấp lãnh thổ. Nga là quốc gia lớn nhất thế giới, có lãnh thổ rộng nhất thế giới. Chúng tôi không có lợi ích gì trong việc chinh phục thêm bất kỳ lãnh thổ nào. Chúng tôi còn phải khai phá và phát triển vùng Siberia và Viễn Đông. Vấn đề ở đây rộng hơn và căn bản hơn nhiều. Đó là thiết lập những nguyên tắc làm cơ sở nền tảng cho trật tự thế giới mới”.

1 / 3
Maidan
2 / 3
Kiev. Hành động kỷ niệm lần thứ 3 các sự kiện trên Maidan (ngày 21 tháng 11 năm 2013).
3 / 3
Đốt lửa và dựng lều trên quảng trường Maidan ở Kiev, nơi xảy ra xung đột giữa phái đối lập và cảnh sát.
Đúng thế, những nguyên tắc làm cơ sở nền tảng cho trật tự thế giới mới đang bị Mỹ chà đạp khi họ đóng vai trò chi phối trật tự thế giới đơn cực sau Chiến tranh lạnh. Bằng cuộc chiến tranh ủy niệm ở Ukraina, Mỹ muốn đánh bại Nga, tiến tới làm cho Nga tan rã bởi Moskva là cản trở lớn nhất đối với tham vọng của Washington tiếp tục duy trì vai trò lãnh đạo trật tự thế giới đơn cực sau Chiến tranh lạnh.
Chính Tổng thống V.Putin là lãnh đạo quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố Nga không chấp nhận trật tự thế giới đơn cực do Mỹ chi phối và sẽ đi đầu trong cuộc đấu tranh để xây dựng trật tự thế giới đa cực mà trong đó, tất cả các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị, lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, đều được tôn trọng và hợp tác cùng có lợi, đồng thời cùng nỗ lực để hóa giải các nguy cơ và thách thức đối với toàn nhân loại mà không một quốc gia đơn lẻ nào, dù lớn mạnh đến đâu, cũng không thể hóa giải được.
Thảo luận