Đó là thư của 8 nhà báo Anh muốn ẩn danh. Trong thư, họ nêu quan điểm của mình, nói rằng BBC đã không đưa tin chính xác về tất cả các sự kiện do thiếu sót và không tiếp cận công bằng minh bạch khi xem xét các tuyên bố của phía Israel.
Chẳng hạn, hãng thông tấn Anh thường chỉ nêu bật những thiệt hại của các gia đình Israel mà không hề nhắc tới tổn thất của các gia đình Palestine. Ngoài ra, BBC không có quyền biện minh cho việc giết hại hàng nghìn thường dân ở Dải Gaza. Các tác giả của bức thư nhấn mạnh rằng hãng BBC đã thất bại trong việc thực thi chức năng nghề nghiệp của báo chí là giúp công chúng hiểu được những gì đang xảy ra ở Dải Gaza.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gọi việc chấm dứt hoạt động chiến sự ở Gaza, phóng thích con tin và giải quyết các vấn đề nhân đạo là ưu tiên chính.
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Israel hứng chịu vụ tấn công tên lửa chưa từng có vào ngày 7 tháng 10 từ phía Dải Gaza sau tuyên bố về chiến dịch "Cơn lũ Al-Aqsa" do cánh quân sự của Phong trào Hamas Palestine thực hiện.
Sau đó các chiến binh của tổ chức này đã xâm nhập vào khu vực ven biên ở miền nam Israel và nổ súng vào cả quân nhân và dân thường, đồng thời bắt một số con tin. Theo dữ liệu của chính quyền Istael cho biết, đã có hơn 1.400 người chết, trong đó có 300 quân nhân, hơn 5.000 người bị thương.
Để đáp trả, Lực lượng Phòng vệ Israel đã phát động Chiến dịch "Thanh gươm sắt" chống lại Hamas ở Dải Gaza. Trong vòng vài ngày, quân đội Israel đã nắm quyền kiểm soát tất cả các khu định cư gần biên giới với Gaza và bắt đầu tổ chức không kích vào các mục tiêu, bao gồm cả các chủ thể dân sự trên lãnh thổ Dải Gaza. Israel cũng tuyên bố phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza: việc cung cấp nước, thực phẩm, điện, thuốc, nhiên liệu đã bị ngừng.
Theo dữ liệu của Bộ Y tế Palestine, số nạn nhân ở Dải Gaza đã vượt quá 8.000 người, một nửa trong đó là trẻ em, hơn 18.000 người bị thương.
Xung đột Palestine-Israel liên quan đến vấn đề lợi ích lãnh thổ của các bên, đây cũng là nguyên nhân gây căng thẳng và xung đột quân sự trong khu vực suốt nhiều thập kỷ. Theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc, với vai trò tích cực của Liên Xô vào năm 1947, đã xác định việc xây dựng hai Nhà nước - Israel và Palestine, nhưng chỉ có Nhà nước Israel được thành lập.