"Tổng cộng, khoản hỗ trợ quân sự lên tới 27 tỷ euro đã được cung cấp từ EU nói chung và các nước thành viên riêng lẻ. Đây là đóng góp đáng kể cho khả năng quốc phòng của Ukraina", - ông Borrell nói.
Trước đó, người đứng đầu Hội đồng châu Âu Charles Michel tuyên bố rằng EU đã chi khoảng 83 tỷ euro trong nhiều khoản hỗ trợ khác nhau cho Ukraina, gồm cả kinh tế và quân sự.
Cố gắng hỗ trợ trong 4 năm tới
EU hiện đang cố gắng đạt thỏa thuận về khoản hỗ trợ quân sự trị giá 20 tỷ euro cho Ukraina trong 4 năm tới. Theo quan điểm của Brussels, còn thêm khoảng 50 tỷ USD nữa cần phân bổ trong ngân sách EU để cung cấp hỗ trợ tài chính vĩ mô cho Kiev đến năm 2027. Việc phê duyệt các kế hoạch này hiện đang vấp phải sự ngăn cản của một số nước EU, cụ thể là Hungary.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.