Xuất phát từ sự ngờ vực
Đầu tiên, vào ngày 21/11, Bắc Triều Tiên phóng một vệ tinh do thám, và sau đó vào ngày 30/11, một vệ tinh do thám khác của Hàn Quốc bay lên không gian từ một sân bay vũ trụ ở Mỹ. Các quan chức Hàn Quốc tuyên bố sẽ phóng thêm 4 vệ tinh vào năm 2025 để tạo ra một hệ thống giám sát Trái đất tầm thấp vĩnh viễn trên toàn bộ Bán đảo Triều Tiên. Các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên dường như có kế hoạch tham vọng hơn. Những hình ảnh đầu tiên nhận được từ không gian do Bình Nhưỡng công bố ghi lại các cơ sở quân sự trên đảo Guam, tàu sân bay tại căn cứ hải quân Mỹ Norfolk, tòa nhà Lầu Năm Góc và Nhà Trắng. Đánh giá theo phản ứng của các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, họ sẽ theo dõi bao quát Mỹ, châu Âu và tất nhiên là châu Á bằng lăng kính gián điệp của mình.
Liệu có thể làm gì khi sợ hãi?
Việc CHDCND Triều Tiên phóng vệ tinh do thám khiến Washington vô cùng lo lắng. Họ gọi việc này của Bình Nhưỡng là “hành động gây bất ổn” và đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với các nhà khoa học và kỹ sư phát triển công nghệ tên lửa ở Bắc Triều Tiên, cũng như chống lại một số ngân hàng nước này.
Chính quyền Hàn Quốc thực hiện một bước thậm chí còn nghiêm túc hơn, khi tuyên bố chấm dứt thỏa thuận quân sự được ký kết giữa hai miền Triều Tiên vào năm 2018. Đó là một tài liệu rất quan trọng, quy định việc giảm leo thang căng thẳng quân sự trên bán đảo, chấm dứt các cuộc tập trận và pháo kích gần khu phi quân sự trên vĩ tuyến 38. Hiện giờ Hàn Quốc bắt đầu bố trí máy bay không người lái ở biên giới để theo dõi những gì đang xảy ra ở miền Bắc. Nghĩa là, bản thân Seoul đi chệch khỏi con đường dẫn đến hòa giải giữa hai miền đất nước Triều Tiên và đảm bảo sự ổn định của tình hình trên Bán đảo.
Những bước đi thù địch này gây ra phản ứng gay gắt từ giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Các quan chức nước này cho biết bất kỳ tác động nào lên vệ tinh của họ sẽ được coi là một lời tuyên chiến. Trong một tuyên bố chính thức, chính phủ CHDCND Triều Tiên cho biết nếu điều này xảy ra, phía Bắc Triều Tiên "sẽ xem xét thực hiện các biện pháp trả đũa để tự vệ nhằm làm suy yếu hoặc phá hủy khả năng tồn tại của các vệ tinh do thám Mỹ". Lời đe dọa này có thể không bao giờ được thực hiện. Điều gì sẽ xảy ra nếu đột nhiên tâm trí của ai đó trở nên bất bình thường? Một cuộc chiến trong không gian sẽ bắt đầu.
Tiêu chuẩn kép của Washington
Thái độ của chính quyền Mỹ đối với việc Bắc Triều Tiên phóng vệ tinh do thám không đáng khi đưa ra những lời chỉ trích. Bản thân Mỹ cũng thường xuyên phóng các vệ tinh do thám, và vào tháng 9 họ lại vừa thực hiện một số vụ phóng phương tiện quân sự. Hiện có 154 vệ tinh quân sự Mỹ bay trên không gian vũ trụ. Và nhu cầu quân sự hóa không gian thế nào? Giám đốc Cơ quan Trinh sát Không gian Quốc gia Hoa Kỳ (NRO), Christopher Scolese, tin an ninh thế giới và nước Mỹ phụ thuộc vào các vệ tinh của mình. Mặc dù ông Scolese thừa nhận các vệ tinh Mỹ thực hiện việc theo dõi vệ tinh Nga và Trung Quốc, cùng với những nhiệm vụ khác. Người Mỹ, với sự kiêu ngạo của mình, khó có thể tưởng tượng ai khác ngoài họ lại có quyền đảm bảo an ninh quốc gia của chính mình. Đây không phải là tiêu chuẩn kép hay sao?