Hội nghị COP28 khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong cuộc chiến chống BĐKH

HÀ NỘI (Sputnik) - Hội nghị COP28 diễn ra từ ngày 30/11 - 12/12/2023 tại UAE là cơ hội quan trọng để Việt Nam thể hiện những nỗ lực của mình trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế để thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng "0" trong tương lai.
Sputnik
Tiếp nối thành công từ Hội nghị COP26, COP27, Hội nghị COP28 lần này nhằm đánh giá và thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu trong việc giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Bước tiến thực chất trong cuộc chiến với BĐKH

Việt Nam tham gia Hội nghị COP28 với đoàn cấp cao do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu. Được biết, Đoàn Việt Nam tham dự đàm phán kỹ thuật tại COP28 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp chỉ đạo sẽ tham dự toàn thời gian diễn ra Hội nghị COP28, bao gồm cả các phiên họp trù bị và các sự kiện bên lề.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) ở Dubai (UAE)
Đây là cơ hội để giới thiệu kinh nghiệm và quảng bá thông tin, hình ảnh ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế cho Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. Trao đổi với Sputnik, ông Hoàng Anh, chuyên gia môi trường độc lập, cho biết:

“Cũng như các hội nghị trước, Việt Nam luôn là một trong những nước cam kết mạnh mẽ, đã thực hiện và đạt được những thành tựu lớn trong các hoạt động chống BĐKH. Ví dụ, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới và khu vực về Năng lượng tái tạo. Từ đó giúp tăng cường xây dựng hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”.

4 lĩnh vực quan tâm hàng đầu của Việt Nam tại COP28
Theo nhận định của chuyên gia trên, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia vào Hội nghị COP. Tại Hội nghị COP26 diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh vào năm 2021, Việt Nam đã tuyên bố đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của đất nước trong việc giảm phát thải khí nhà kính và đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã tái khẳng định cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 và nộp Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật lần thứ 2 tại Hội nghị COP27 diễn ra tại Ai Cập vào tháng 11/2022. Trong đó phản ánh các hành động cụ thể cần thực hiện từ nay tới năm 2030 phù hợp với lộ trình đạt phát thải ròng bằng "0" và cam kết giảm 30% phát thải khí metan.
VinFast là đại diện doanh nghiệp Việt Nam duy nhất phát biểu tại COP28

Tuyên bố COP 28 và vai trò của Việt Nam

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, COP 28 là Hội nghị rất quan trọng, diễn ra vào thời điểm then chốt cho hành động toàn cầu về biến đổi khí hậu. Tại đây, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên đánh giá những mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Đáng chú ý, Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới đã thông qua Tuyên bố COP28 về khí hậu và sức khỏe, với sự ủng hộ của hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuyên bố kêu gọi một cách tiếp cận toàn diện để giải quyết các thách thức về sức khỏe do biến đổi khí hậu đặt ra.

Tuyên bố COP28 gắn BĐKH với sức khoẻ là việc hết sức quan trọng và ý nghĩa, nêu bật các thách thức của BĐKH tác động trực tiếp lên cuộc sống của mọi người dân. Đối với Việt Nam, Chính phủ cần huy động sức mạnh của toàn thể xã hội để thực hiện những biện pháp nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa để ngăn ngừa tình trạng BĐKH, cũng như giảm thiểu các tác động lên cuộc sống của người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, nhóm bị ảnh hưởng lớn bởi BĐKH”, chuyên gia Hoàng Anh nhấn mạnh với Sputnik.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) ở Dubai (UAE)
Việt Nam phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về sức khỏe phát sinh từ thiên tai liên quan đến BĐKH như bệnh lây nhiễm như sốt xuất huyết, đến việc gia tăng các bệnh không lây nhiễm như sức khỏe tâm thần và sức khỏe môi trường.
Theo thông tin từ UNDP Việt Nam, phát biểu tại sự kiện bên lề “Xây dựng hệ thống Y tế thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam” tại Hội nghị COP 28, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Lê Đức Luận, khẳng định Việt Nam đang ngày càng chú trọng các vấn đề khí hậu và sức khỏe:

“Việc phát triển các trạm y tế xã có khả năng chống chịu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở các khu vực ven biển dễ bị tổn thương và vùng đồng bằng sông Cửu Long là rất quan trọng. Các trạm y tế xã này được thiết kế để chống chịu với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, được lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái, cũng như hỗ trợ thiết lập các phòng chức năng y tế từ xa để duy trì dịch vụ y tế trong thiên tai”

Multimedia
Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc COP28 về biến đổi khí hậu tại UAE
Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy vị thế của mình nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những chính sách đáng chú ý là việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế giai đoạn 2019 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kế hoạch này tập trung vào xây dựng các cơ sở chăm sóc sức khỏe có khả năng chống chịu với các tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, kế hoạch cũng đề ra các biện pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ ngành y tế. Theo ước tính, ngành y tế đang chiếm 4 - 5% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.
Kế hoạch hơn 15 tỷ USD rất quan trọng của Việt Nam sắp được công bố ở COP28
Cụ thể, từ năm 2021 -2023, Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với WHO tại Việt Nam đã hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình CSYT 4N (Năng lực cán bộ phù hợp; Nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân đảm bảo; Năng lượng xanh, sử dụng năng lượng hiệu quả, bền vững; Nền tảng hạ tầng và công nghệ tiên tiến) tại 3 bệnh viện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), Yên Thành (tỉnh Nghệ An) và Cù Lao Minh (tỉnh Bến Tre).
Đây có thể xem là một trong những nỗ lực của ngành y tế góp phần hiện thực hóa cam kết môi trường của Việt Nam, hướng tới mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050. Chuyên gia môi trường Hoàng Anh tin tưởng:

“Đây là mục tiêu rất cao và tham vọng. Do đó Việt Nam sẽ cần quyết tâm cao, những giải pháp đột phá và nguồn lực rất lớn để hoàn thành mục tiêu trên”.

Thảo luận