Tổng kết 2024 và Dự báo 2025

Kinh tế Việt Nam 2023 được chuyên gia miêu tả bằng hai từ

PGS-TS. Phạm Thế Anh đánh giá, năm 2023 nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn. Sang năm 2024, thách thức vẫn còn.
Sputnik
Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trước đó đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng của kinh tế Việt Nam 2024.

Khó khăn

PGS-TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa đưa ra một số nhận định đáng lưu tâm về nền kinh tế Việt Nam 2023 cũng như triển vọng cho năm 2024.
Ông Phạm Thế Anh đã dùng hai từ “khó khăn” để miêu tả nền kinh tế trong năm 2023.
“Khó khăn trong nhiều lĩnh vực, khó khăn trong nhiều khía cạnh và khó khăn khi tăng trưởng thấp”, - PGS.TS Phạm Thế Anh nói với Tin nhanh chứng khoán, chuyên trang của báo Đầu tư.
Trước việc nhiều tổ chức ước tính tăng trưởng kinh tế năm 2023 sẽ đạt khoảng 5%, nhưng vị chuyên gia của VEPR lại cho rằng, con số này chưa phản ánh đúng thực chất của nền kinh tế.
Nhìn chi tiết vào các lĩnh vực, các chỉ số về ngành, doanh nghiệp của Việt Nam dễ thấy rằng, các ngành nghề đều có sự suy giảm, hoặc tăng trưởng thấp so với năm 2022.
Nền kinh tế Việt Nam được khen
Nhận xét về mục tiêu tăng trưởng Quốc hội giao cho năm sau là 6-6,5%, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, nếu xét về tình hình chung năm 2024, nền kinh tế có thể sẽ tốt do mức nền thấp trong năm 2023.
“Nếu tình hình kinh tế thế giới cải thiện, thì việc đạt mục tiêu 6 - 6,5% là điều có thể, nhưng tôi cho rằng, đó vẫn là mục tiêu khá cao và nhiều thách thức”, - chuyên gia tỏ ra thận trọng.

Thách thức

Khái quát những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm sau, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, hiện nay, năng lực sản xuất các doanh nghiệp trong nước đang vượt quá so với nhu cầu.
Ông Anh phân tích thêm, với nhu cầu bên ngoài, xuất khẩu có dấu hiệu cải thiện trở lại từ cuối quý III/2023 khi đơn hàng khu vực Tây Âu và Mỹ tăng do nhu cầu phục vụ mùa mua sắm cuối năm.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng lưu ý, có thể đến tháng 12/2023, đơn hàng sẽ sụt giảm trở lại.
Nguyên nhân, theo PGS.TS Phạm Thế Anh, là xuất phát từ công cuộc chống lạm phát của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
Bên cạnh đó, ông Anh chỉ rõ, dù đã có những kết quả tích cực ban đầu, nhưng mức lạm phát vẫn đang cao hơn so với mục tiêu, do vậy, các ngân hàng trung ương này sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian lâu hơn, nếu giảm cũng sẽ giảm từ từ.
Nhà lãnh đạo Việt Nam chỉ ra 4 mâu thuẫn của kinh tế thế giới
Chuyên gia lý giải, chính sách tiền tệ thắt chặt đã và đang ngấm vào nền kinh tế của các nước phát triển, khiến sức mua của người dân sụt giảm. Sức mua này không thể sớm quay trở lại nhanh chóng, ngay cả khi lãi suất giảm.
“Trong khi đó, đây chính là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, do đó, tôi không kỳ vọng nhiều xuất khẩu của Việt Nam sẽ có đột phá trong năm 2024, mà chỉ cải thiện so với năm 2023. Khả năng tăng trưởng 2 con số như những năm trước là rất thấp”, - PGS.TS Phạm Thế Anh dự báo.
Đối với vấn đề nội tại nền kinh tế, ông Anh cho hay, các doanh nghiệp tương đối bi quan, co cụm lại, không mở rộng sản xuất, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng.
“Pháp lý đang là vướng mắc lớn nhất khiến rất ít dự án bất động sản mới được phê duyệt hay khởi công”, - chuyên gia chỉ rõ.
Bên cạnh đó, còn khó khăn còn đến từ việc lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, trong khi đầu ra chưa được đảm bảo.
Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng đã khó khăn hơn trước, chỉ những doanh nghiệp chất lượng rất tốt mới huy động được vốn ở kênh này.
Đồng thời, nhìn chung, tất cả nguồn tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân đều đang gặp khó và còn kéo dài sang năm sau, do những vấn đề trên khó có thể giải quyết nhanh chóng.
Không chỉ đầu tư, tiêu dùng khu vực tư nhân cũng đang giảm. Điều này xuất phát từ tâm lý thận trọng của người tiêu dùng khi thu nhập giảm sút, kinh tế bấp bênh.
Nga chiếm 97% trong nhập khẩu của Việt Nam từ Liên minh Kinh tế Á - Âu
Tài sản của các hộ gia đình cũng mất mát trong năm qua do vướng vào các vụ trái phiếu, kẹt trong bất động sản, giá cổ phiếu sụt giảm…, nên nguồn lực cho tiêu dùng giảm sút.

Động lực

Chia sẻ về các động lực cho nền kinh tế Việt Nam thời điểm này, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, kỳ vọng lớn nhất và tích cực nhất đến từ kinh tế thế giới hồi phục và chính sách tiền tệ của các nước lớn có thể đảo chiều nhanh hơn so với dự kiến.
PGS.TS Phạm Thế Anh lưu ý, kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 2 lần GDP.
Đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam cũng chiếm tỷ trọng khá lớn.
“Do đó, kinh tế thế giới phục hồi sẽ tạo điểm “mồi” tích cực cho kinh tế trong nước”, - ông Anh nói với chuyên trang của báo Đầu tư.
Kinh tế số Việt Nam bùng nổ số 1 Đông Nam Á, ước đạt 45 tỷ USD năm 2025
Còn về đầu tư công, vị chuyên gia thẳng thắn cho rằng, Nhà nước đang đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhưng đầu tư công không thể thay thế cho toàn bộ các động lực khác, mà phải đến từ khu vực tư nhân.
“Nhà nước cũng không thể có đủ nguồn lực để kéo dài mãi cho đầu tư công, thúc đẩy kinh tế”, - ông Phạm Thế Anh khẳng định.

3 kịch bản tăng trưởng năm 2024

Tại Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2023 mới đây, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo, tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới.
TS. Nguyễn Hữu Thọ, đại diện nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đã nêu 3 kịch bản tăng trưởng cho năm 2024.
Trong đó, kịch bản cao là 6,5% và kịch bản thấp là 5,5%. Ước tính này tương đối sát với dự báo gần nhất của một số định chế tài chính quốc tế như WB: 5,5%; IMF: dự báo 5,8%; ADB: 6%.
Các đầu tàu tăng trưởng truyền thống như TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội có tốc độ tăng trưởng chậm dần; xuất hiện một số đầu tàu mới (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa) nhưng còn ít và chưa thực sự mạnh mẽ.
Nhóm nghiên cứu đề xuất tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tập trung nhiều hơn các động lực tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy tiếp tục cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh. Ngoài ra, tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; tăng cường hỗ trợ các chủ thể sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ.
Chuyên gia khẳng định Việt Nam sẽ phải nỗ lực để có thể vượt qua những khó khăn nội tại của chính nền kinh tế cũng như những khó khăn khách quan từ kinh tế thế giới và bối cảnh phức tạp của địa chính trị.
WB: Kinh tế khởi sắc nhưng Việt Nam bị thâm hụt 5,9 tỷ USD
Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi cho rằng, Việt Nam cần linh hoạt các giải pháp để giải quyết những khó khăn, thách thức đang gặp phải.
Chuyên gia này chỉ rõ, quá trình đổi mới sáng tạo, chuyển dịch năng lượng… đang mang đến những cơ hội mới để Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường mới, gia tăng giá trị và hàm lượng hàng hoá, cũng như thúc đẩy xuất khẩu…
Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tăng cường thu hút đầu tư, tận dụng những công nghệ tiên tiến như công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… nhằm khai thác hiệu quả các cơ hội này để phát triển ở mức cao hơn, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Thảo luận