“Chim sắt” của Mỹ nguy hiểm với con người

Một chiếc máy bay V-22 Osprey của quân đội Mỹ đã bị rơi ngoài khơi Nhật Bản. Tạp chí The Diplomat có trụ sở tại Washington đặt câu hỏi: “Osprey có an toàn không?”, nhà báo Piotr Tsvetov viết trong bài báo của mình trên chuyên mục phân tích của Sputnik.
Sputnik

Hơn 50 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng

Osprey là dòng máy bay độc đáo: nó có thể cất/hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, có nghĩa là nó có thể được sử dụng cho dù đường băng có tốt đến đâu, vừa sở hữu khả năng xoay cánh quạt về phía trước để di chuyển nhanh như máy bay. Có chú ý đến những đặc tính này, những người tạo ra cỗ máy này đã đặt tên nó theo một loài chim ăn thịt - chim ưng biển (Pandion haliaetus).
Lính dù Thủy quân lục chiến Mỹ trong màn hạ cánh đổ quân của máy bay động cơ cánh quạt xoay nghiêng Bell Boeing MV-22 Osprey
Máy bay cánh quạt nghiêng Osprey được tạo ra vào cuối những năm 1980. Và ngay sau khi máy bay được đưa vào sử dụng đã xuất hiện những vấn đề. Vào tháng 6 năm 1991, một chiếc Osprey trong giai đoạn thử nghiệm bất ngờ rơi ở phút thứ ba của chuyến bay. Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 29 tháng 11 cướp đi sinh mạng của 8 quân nhân Mỹ không phải là hiếm. Trong 30 năm sử dụng loại máy bay này, hơn 50 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng. Số người chết nhiều nhất trong một vụ tai nạn liên quan đến máy bay V-22 xảy ra vào tháng Tư năm 2000 tại một sân bay dân sự ở Arizona với 19 nạn nhân. Đối với Nhật Bản, đây cũng không phải là vụ tai nạn Osprey đầu tiên trên lãnh thổ nước này: năm 2016, một chiếc Osprey bị rơi ở Nago (đảo Okinawa), rất may không có ai thiệt mạng. Vì vậy, tất cả những lời nói của các vị tổng thống Mỹ về độ tin cậy cao của thiết bị được dán nhãn “Made in the USA” chỉ là một mánh lới quảng cáo. Những chiếc chiếc máy bay Mỹ gặp sự cố dẫn tới bị rơi!

Nhật Bản lo ngại về rủi ro của máy bay Osprey

Vụ tai nạn chết người của chiếc máy bay Mỹ khiến người dân Nhật Bản, từ các thành viên chính phủ đến người dân bình thường, lo ngại về mức độ an toàn. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno yêu cầu Mỹ dừng bay các máy bay của Không quân Mỹ chừng nào chưa xác nhận được nguyên nhân vụ tai nạn. Nhưng, Mỹ không ngừng bay tất cả các máy bay mà chỉ dừng bay phi đội Osprey. Trên thực tế, họ không chú ý lắng nghe ý kiến các đối tác cấp dưới.
Tại Nhật Bản, đặc biệt là trên đảo Okinawa, người dân địa phương rất không hài lòng với sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ trên đất của họ. Họ không thích liên tục chịu đựng tiếng ồn từ các máy bay quân sự Mỹ bay sát nóc nhà dân. Và đôi khi những chiếc máy bay này bị rơi. Vào năm 2004, một chiếc trực thăng Mỹ rơi xuống sân trường Đại học Quốc tế Okinawa. Những cuộc biểu tình, phản đối căn cứ Mỹ diễn ra liên tục trên đảo Okinawa.
Máy bay động cơ cánh quạt xoay nghiêng MV-22B Osprey của Mỹ
Điều quan trọng nữa là người Nhật muốn biết nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn này. Xét cho cùng, Nhật Bản là quốc gia duy nhất ngoài Hoa Kỳ đã mua 17 chiếc Osprey cho Lực lượng Phòng vệ của mình. Các chuyên gia từ Hoa Kỳ tiến hành điều tra sơ bộ cho biết, máy bay rơi do gặp trục trặc kỹ thuật chứ không phải do sai sót của phi hành đoàn.

Cú đánh vào các nhà sản xuất thiết bị quân sự

Mặc dù các đại diện của quân đội Mỹ và nhà sản xuất Osprey đều nói rằng, cỗ máy này an toàn, nhưng thật khó để tin vào điều này. Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia như Australia, Indonesia, Israel đều từ chối mua thiết bị này. Và nó không hề rẻ - giá bán của một chiếc máy bay V22 Osprey dao động từ 58 triệu USD đến 71 triệu USD. Các chuyên gia Liên Xô cũng đã phát triển một loại máy bay tương tự, nhưng cuối cùng từ bỏ dự án này.
CV-22 Osprey - RAF Mildenhall
Vụ tai nạn Osprey ngoài khơi bờ biển Nhật Bản gây ra phản ứng có thể dự đoán được ở Bắc Kinh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) lưu ý trong một cuộc họp báo gần đây:
“Quân đội Mỹ tuyên bố họ bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực, nhưng, trên thực tế họ hành động thiếu thiện chí. Họ tuyên bố Mỹ đang bảo vệ các đồng minh của mình, nhưng, trên thực tế, nước này đã trở thành nguồn gốc gây bất ổn cho các đồng minh của mình”.
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ hiện sở hữu 400 chiếc Osprey, Bộ Chỉ huy Tác chiến đặc biệt thuộc không quân có 51 chiếc và Hải quân nắm giữ 27 chiếc. Liệu những máy bay này có trở thành thủ phạm gây ra thương vong mới?
Thảo luận