Việt Nam chuẩn bị kỹ cho kỳ họp bất thường của Quốc hội

Chiều 14/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sputnik
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, phiên họp thường kỳ tháng 1/2024 cần tập trung chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường của Quốc hội, nội dung chưa đạt thì có thể để lại.

Đặt chất lượng lên hàng đầu

Theo cổng thông tin Quốc hội, trình bày báo cáo, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tính đến tháng 12/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức thành công 2 kỳ họp thường lệ và 3 kỳ họp bất thường.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành 16 phiên họp, trong đó có 10 phiên họp thường kỳ, 1 phiên họp chuyên đề pháp luật, 2 phiên họp giữa 2 đợt của kỳ họp Quốc hội và 3 phiên họp khác.
Việt Nam có thể sẽ họp Quốc hội vào trung tuần tháng 1/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét 181 nội dung (bao gồm 168 nội dung xem xét tại phiên họp, 13 nội dung xem xét, cho ý kiến bằng văn bản), trong đó, có 85 nội dung được bổ sung mới so với dự kiến ban đầu trong Nghị quyết số 674/NQ-UBTVQH15.
Cho đến nay, Chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023 đã được triển khai nghiêm túc và cơ bản hoàn thành. Trong đó, hầu hết các nội dung về công tác lập pháp, giám sát, xem xét, cho ý kiến, quyết định những vấn đề quan trọng được thực hiện đúng tiến độ.
“Tất cả các nội dung đều được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thận trọng, nghiêm túc trên cơ sở đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu, không chạy theo số lượng”, - đồng chí Bùi Văn Cường nhấn mạnh.
Về một số bất cập, Tổng thư ký Quốc hội lưu ý, đến tháng 12/2023 vẫn còn 11 nội dung đã có trong Chương trình công tác năm 2023, nhưng chưa được xem xét, phải chuyển sang năm 2024.
Việc đề nghị điều chỉnh chương trình phiên họp diễn ra khá thường xuyên. Tình trạng chậm gửi tài liệu phục vụ phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được khắc phục, dẫn đến khó khăn cho công tác nghiên cứu, thẩm tra...
Đồng chí Bùi Văn Cường
Về kế hoạch trong năm 2024, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến tổ chức 12 phiên họp thường kỳ và 2 phiên họp chuyên đề pháp luật để xem xét, cho ý kiến, quyết định 115 nội dung tại phiên họp và cho ý kiến bằng văn bản đối với một số nội dung khác (chưa bao gồm các nội dung dự phòng xem xét trong trường hợp được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024).
Ngoài ra, dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua (dự kiến tổ chức vào sau các kỳ họp Quốc hội); tổ chức rà soát các nội dung giao UBTVQH quy định chi tiết trong luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 5 và kỳ họp thứ 6 (thực hiện vào đầu năm 2024).
“Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đề xuất của các cơ quan, hiện nay có 12 dự án luật, 1 dự án pháp lệnh, 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024 nhưng được đề xuất đưa vào Chương trình công tác của UBTVQH năm 2024”, - Tổng Thư ký Quốc hội nói.
Đồng chí Bùi Văn Cường đề nghị các dự án luật, nghị quyết được các cơ quan đề xuất nhưng chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 thì đưa vào nội dung dự phòng và sẽ bổ sung vào chương trình chính thức của phiên họp khi các cơ quan của Quốc hội thẩm tra, khẳng định đủ điều kiện và được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Chuẩn bị thật kỹ cho kỳ họp bất thường, họp ngày họp tối

Phát biểu cho ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tinh thần là nỗ lực tối đa đáp ứng yêu cầu cấp thiết, điều đó thể hiện từ đầu nhiệm kỳ đến nay, số kỳ họp Quốc hội thường kỳ và bất thường gần bằng nhau.
“Đưa vào chương trình rồi nhưng quá trình họp vẫn rút ra, đưa vào”, - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý việc điều chỉnh chương trình vừa qua còn quá nhiều.
Sẽ lấy phiếu tín nhiệm Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ngày 24/10
Chủ tịch Quốc hội đề nghị rút kinh nghiệm và sau này cần kiểm điểm bao nhiêu việc chậm, bộ phận nào chịu trách nhiệm. Thanh Niên dẫn phát biểu của người đứng đầu Quốc hội bày tỏ, có nhiều việc như các vấn đề liên quan tài chính, ngân sách như thuế bảo vệ môi trường, thuế VAT dễ như "trở bàn tay", nhưng vẫn "sát sạt" mới trình ra Quốc hội trong khi đó toàn việc kỹ thuật, ủy ban và các bộ phải như một, đốc thúc, nhắc nhở nhau.
“Năm 2024 phải siết chặt. Các đồng chí hy sinh một vài việc đi, truy cứu trách nhiệm một vài việc. Tôi thống nhất nội dung nào chắc chắn mới đưa vào chương trình”, - VOV dẫn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết.
Ông Huệ cũng đề nghị sau cuộc họp hôm nay chưa thông qua nghị quyết mà giao Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các uỷ ban rà soát lại từng việc một.
Nhấn mạnh năm sau khối lượng công việc rất lớn, nhất là thời gian tham gia vào các tiểu ban của đại hội Đảng nên “không thể cứ đủng đà đủng đỉnh như năm trước được”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tính toán thời gian hợp lý vì “chính sách, thể chế pháp luật không thể làm ẩu được”.
Về chương trình phiên họp tháng 1/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng chí Vương Đình Huệ cho rằng, ưu tiên giải quyết nội dung có liên quan kỳ họp bất thường của Quốc hội, các nội dung dự kiến khác có thể để lại phiên họp tháng 2 và tinh thần chung là nội dung nào chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng thì để lại.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2024
“Tinh thần phiên họp tháng 1/2024 là chỉ ưu tiên các nội dung liên quan đến kỳ họp bất thường, còn các nội dung khác lùi lại sang tháng 2/2024 như Luật BHXH (sửa đổi), Luật Lưu trữ (sửa đổi)”, - ông nói.
Để đảm bảo thời gian theo luật định, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, ngay sau nghỉ Tết Dương lịch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải họp ngay.
“Họp ngày không xong thì họp tối, ngày thường chưa đủ thì cuối tuần. Làm sao ngày 5/1 phải cơ bản chuẩn bị xong các nội dung cho kỳ họp bất thường”, - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Tập trung cho Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi

Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 1 chỉ giải quyết nội dung liên quan tới kỳ họp bất thường dự kiến khai mạc từ ngày 15/1. Do đó, tại phiên họp này cần tập trung cho Luật Đất đai sửa đổi và luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi.
Trong đó, về luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, nếu không đảm bảo chất lượng, không thống nhất được giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo thì tại kỳ họp bất thường trong tháng 1 sắp tới cũng không xem xét.
“Quốc hội chỉ nói là xem xét thông qua tại kỳ họp gần nhất thôi, nhưng phải căn cứ vào kết quả chuẩn bị. Các đồng chí phải tập trung cái này. Giao khoán cho cơ quan soạn thảo không được đâu”, - Thanh Niên dẫn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ.
Theo Chủ tịch Quốc hội, tới nay, cơ quan chủ trì soạn thảo (tức là Ngân hàng Nhà nước) vẫn giữ quan điểm nên chưa thể thống nhất.
Quốc hội Việt Nam sắp biểu quyết thông qua Luật Đất đai sửa đổi
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói như thế, Ủy ban Kinh tế đã có ý kiến như vậy, nhưng cơ quan soạn thảo hầu như vẫn giữ quan điểm. Thế thì để lại thôi. Quốc hội nói là sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp gần nhất chứ không bắt buộc thông qua tại kỳ họp bất thường”, - đồng chí Vương Đình Huệ cho biết.
Ngoài ra, còn nhiều nội dung cũng chưa có hồ sơ, tài liệu như dự thảo thí điểm chính sách đặc thù 3 chương trình mục tiêu quốc gia, dự thảo nghị quyết quy hoạch không gian biển quốc gia, Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự kiến kỳ họp bất thường khai mạc ngày 15/1, tính ra chỉ còn 1 tháng nữa, trong khi còn nghỉ tết Dương lịch, Noel.
Giải trình thêm về vấn đề này, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nói luật Các tổ chức tín dụng là dự án luật rất khó.
“Tới nay, Thủ tướng có 4 - 5 văn bản giao trực tiếp cho các phó thủ tướng. Trong đó luật Các tổ chức tín dụng giao cho đồng chí Phó thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo, trực tiếp họp với cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan có thẩm quyền liên quan, để có thể trình ra được phiên họp tháng 1 này với yêu cầu chất lượng đảm bảo”, - Chủ nhiệm VPCP nêu rõ.
Trước đó, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, có một số nhiệm vụ trong tháng 1 cần phải chuẩn bị rất tích cực như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Quy hoạch không gian biển quốc gia.
Ông Nguyễn Đức Hải cho rằng, sau Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Ủy ban Kinh tế đã gửi văn bản cho một số cơ quan liên quan, nêu các vấn đề cần tập trung làm rõ. Hiện nay còn chưa đến 1 tháng để chuẩn bị các nội dung này, nếu không tập trung thì khó có thể đảm bảo chất lượng các dự án luật này, nhất là Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là một luật khó, có nhiều vấn đề mới, Luật Đất đai (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn chỉnh về mặt nội dung và các vấn đề lớn.
Việt Nam lên danh sách dự kiến những người được lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội
Còn về quy hoạch không gian biển quốc gia, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nói Chính phủ đã hoàn thiện hồ sơ gửi sang Văn phòng T.Ư Đảng để Bộ Chính trị cho ý kiến. Sau đó, Chính phủ sẽ tiếp thu, hoàn thiện và trình sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chính phủ họp nhiều lần vì quy hoạch không gian biển quốc gia là lần đầu tiên làm, phạm vi rất rộng, nhạy cảm, liên quan tới an ninh, quốc phòng nên phải làm rất kỹ.
Thảo luận