Ai sẽ được hưởng lợi từ tuyến đường sắt mới ở Đông Dương?

Hai năm trước, tuyến đường sắt đầu tiên ở Lào bắt đầu hoạt động. Tiếp sau đó, đã xuất hiện các dự án xây dựng đường sắt mới ở các nước trên Bán đảo Đông Dương, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình. Những dự án này cần cho ai?
Sputnik

Lào đã nhận được gì?

Việc đưa tuyến đường sắt Boten - Viêng Chăn vào hoạt động thực sự là một sự kiện lịch sử. Người Pháp và người Mỹ, những người cai trị Lào vào thế kỷ 20 trước khi thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đã không xây dựng một mét đường sắt nào, đó là lý do tại sao trong nhiều năm đất nước này sống như dưới chế độ phong kiến, với nền kinh tế tự cung tự cấp. Có lẽ đây chính là lý do khiến ngày nay, Lào vẫn thuộc trong danh sách một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Người Trung Quốc xây dựng con đường ở Lào trong khuôn khổ sáng kiến ​​“Một vành đai, một con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo kế hoạch, sau thủ đô Lào, tuyến đường sắt sẽ kéo dài đến Bangkok và từ đó đến Singapore. Nhưng ngày nay con đường Boten- Viêng Chăn đã có tác động tích cực đến nền kinh tế và xã hội của Lào. Các khu định cư xung quanh tuyến đường sắt được đưa vào đời sống kinh tế chung của Lào. Hàng hóa liên tục được vận chuyển bằng đường sắt đến và đi từ Trung Quốc - 11,2 triệu tấn đã được vận chuyển trong năm đầu tiên. Con đường này cũng được các doanh nhân từ Thái Lan sử dụng để vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc dọc theo nó.
Đường sắt Tốc độ cao Bắc-Nam sẽ được khởi công trước 2030
Trung Quốc có nhiều dự án mới, ví dụ như thúc đẩy phát triển đường sắt ở Campuchia. Đã lên kế hoạch hiện đại hóa chúng để Campuchia ở phía tây có kết nối đường sắt với Bangkok và ở phía đông — nối với Thành phố Hồ Chí Minh.

Vị trí Việt Nam ở đâu?

Các dự án theo “Một vành đai, một con đường” cũng liên quân với Việt Nam. Và trong chuyến thăm Việt Nam gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các bên đã nhất trí hợp tác phát triển giao thông liên lạc, trong đó có khu vực biên giới Việt-Trung. Sẽ rất hứa hẹn nếu hiện đại hóa tuyến Hà Nội-Lào Cai-Hải Phòng, kết nối các thành phố phía Bắc Việt Nam với thành phố Côn Minh của Trung Quốc bằng đường sắt tốc độ cao.
Việt Nam cũng có các dự án độc lập phát triển vận tải đường sắt. Và một trong số các dự án đó sẽ rất có lợi cho Lào. Các công ty Việt Nam và Lào trong khuôn khổ hợp tác tư nhân đã nhất trí xây dựng tuyến đường sắt từ thủ đô Viêng Chăn của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến cảng Vũng Áng, nằm trên bờ Biển Đông, ở tỉnh Hà Tĩnh. Chiều dài tuyến đường này hơn 554 km, kinh phí thực hiện dự án là 6,3 tỷ USD. Dự kiến ​​tuyến đường này sẽ đưa vào khai thác vào năm 2027.
Từ khoá Trung Quốc được nhắc đến 9 lần, đường sắt Việt-Trung sẽ lên khổ tiêu chuẩn
Không làm giảm tầm quan trọng của con đường Boten-Viêng Chăn, tôi muốn lưu ý rằng đối với Lào, con đường này đến Việt Nam sẽ quan trọng hơn, vì nó giúp Lào tiếp cận biển ngắn hơn và do đó sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của CHDCND Lào. Cũng như nó sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Lào.
Nhưng dĩ nhiên, nhiều du khách Việt Nam và nước ngoài đến thăm Việt Nam quan tâm đến triển vọng hiện đại hóa tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM. Trong 9 tháng đầu năm nay, có gần 5 triệu lượt hành khách đi lại trên tuyến đường này. Dù nổi tiếng nhưng con đường này vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của đa số hành khách. Vẫn như trước đây, chuyến tàu nhanh nhất đi từ Bắc vào Nam trong hơn 24 giờ. Do đó, đang xây dựng các kế hoạch để biến đường sắt huyết mạch này thành đường sắt cao tốc, nơi tàu sẽ đạt tốc độ lên tới 250 km/h. Có lẽ, ở đây, hỗ trợ kỹ thuật của Nga có thể có chỗ đứng.
Vì vậy, mặc dù các tuyến đường sắt là niềm hoan hỉ và sự thoải mái đắt tiền, nhưng nhiều người sẽ được hưởng lợi từ chúng.
Thảo luận