Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam

2 chú chuột túi trong đợt "vượt biên" vào Việt Nam bị chết vì bệnh

Theo báo cáo của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (trực thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên, ở tỉnh Lào Cai), trong nửa đầu tháng 12, có 2 con chuột túi đã bị chết vì bệnh.
Sputnik
Cụ thể, một con chết ngày 8/12 và một con chết ngày 12/12. Cả 2 đều là con đực.
Theo đại diện Trung tâm, nguyên nhân chết do bệnh hô hấp và chắc không phù hợp với khí hậu vùng núi Sa Pa.
Trước đó, khi được tiếp nhận từ Hạt Kiểm lâm huyện Thạch An, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng, 2 con chuột túi đã có biểu hiện stress nhẹ, nguy cơ ủ bệnh từ trước.
Trong thời gian cách ly, 2 cá thể có các biểu hiện phát bệnh như mệt mỏi, thở khò khè, có dấu hiệu bị bệnh đường hô hấp. Trung tâm đã tiến hành điều trị nhưng bệnh không giảm.
Việt Nam sẽ đưa chó dữ, động vật có thể gây nguy hiểm vào diện quản lý?
Dự kiến trung tâm sẽ làm tiêu bản 2 con chuột túi đã chết phục vụ trưng bày và nghiên cứu.
Ngay sau khi 2 con chuột túi đực bị chết vì bệnh, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên đã cho cách ly 2 chuột túi còn lại, gồm một con đực và một con cái.
Như đã đưa tin, 4 con chuột túi (tên khoa học Notamacropus rufogriseus) được phát hiện và vây bắt tại ven đường xã Đức Long (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) ngày 8-11/11. Tất cả do nhóm buôn lậu qua biên giới thả ra tự nhiên khi bị lực lượng chức năng phát hiện.
Đến ngày 16/11, Hạt Kiểm lâm huyện Thạch An đã bàn giao các cá thể này cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên để cứu hộ, chăm sóc, bảo tồn.
Theo Tổ chức Động vật châu Á, 4 con chuột túi ở Cao Bằng là loài chuột túi lông xám, động vật ngoại lai có thể sống và sinh sản dễ dàng ở Úc nhưng không nhiều cơ hội sống khỏe ở Việt Nam.
Đại diện Tổ chức Động vật châu Á cho rằng không nên thả động vật ngoại lai ra tự nhiên. Trung tâm cứu hộ thuộc nhà nước nếu muốn nuôi dưỡng phải có nguồn lực tốt, có chuồng nuôi... do phải nuôi tới cuối đời và cho rằng tốt nhất nên đưa chuột túi về vườn thú bán hoang dã (safari).
Dù không được phép nhập về Việt Nam, khoảng 5 năm trở lại đây, chuột túi wallaby được một số trang trại đưa về theo đường tiểu ngạch và bán lại cho những người có nhu cầu làm cảnh, thả trong sân vườn rộng hoặc trong các khu sinh thái. Năm 2018, một trang trại ở huyện Thanh Trì, Hà Nội nhập về khoảng 10 con, thuần hóa và cho sinh sản.
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Đã tìm được nhà cho 4 chú chuột túi "vượt biên" vào Việt Nam
Thảo luận