"Chỉ có khoảng 2% số tiền này được giữ ở Hoa Kỳ. Phần lớn tài sản bị phong tỏa của Nga nằm ở Bỉ và Thụy Sĩ. Có sự phản đối ở châu Âu đặc biệt là ở Berlin về việc liệu động thái này có phù hợp với luật pháp quốc tế và có thể phá hoạt niềm tin dành cho đồng euro hay không”, - tác giả bài báo dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết.
Bình luận viên lưu ý rằng giữa các nước châu Âu không có sự đồng thuận về vấn đề này.
"Nếu không có sự hỗ trợ của châu Âu, kế hoạch này không thể thành công. Đây là sự thật", - tác giả viết, dẫn lời một quan chức giấu tên của chính quyền Biden.
Theo người phụ trách chuyên mục, nếu không nhận được tài sản của Nga, Ukraina có thể mất khả năng “tồn tại như một quốc gia đang vận hành”.
Hôm thứ Năm, tờ Financial Times dẫn nguồn tin cho biết Đức, Pháp, Ý và EU bày tỏ nghi ngờ về ý tưởng của Mỹ định tịch thu khối tài sản bị phong tỏa của Liên bang Nga trị giá 300 tỷ USD và cho rằng trước hết cần phải đánh giá cẩn thận tính hợp pháp của biện pháp này.
Trước đó, Điều phối viên Truyền thông chiến lược Nhà Trắng John Kirby cho biết, Mỹ cho rằng còn quá sớm để nói về khả năng sử dụng tài sản chủ quyền bị phong tỏa của Liên bang Nga để giúp đỡ Ukraina.