Bức tranh toàn cảnh của Việt Nam năm 2023 qua góc nhìn của báo chí quốc tế

Năm 2023 khá dài nhưng đồng thời ngắn, với nhiều sự kiện thú vị và quan trọng, những cuộc đấu tranh và chiến thắng, với biết bao thăng trầm, buồn vui, sắp kết thúc.
Sputnik
Báo chí Nga và nước ngoài nói gì về Việt Nam trong năm sắp qua? Các cổng thông tin và các ấn phẩm phân tích của phương Tây và phương Đông viết nhiều nhất về chủ đề nào khiến người đọc chú ý? Hãy cùng nhớ lại những đề tài chính về Việt Nam năm 2023 trên các phương tiện truyền thống nước ngoài.

Chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng nước lớn

Trong chính sách đối ngoại, sự kiện quan trọng nhất là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9 và việc Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Báo chí thế giới đã viết rất nhiều về sự kiện này cả trước và sau chuyến thăm khi phân tích kết quả của nó. Washington đã tìm cách nâng cấp mối quan hệ với Hà Nội bởi Mỹ đã là thành viên cuối cùng của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mà Việt Nam không có quan hệ đối tác chiến lược, nhưng Hà Nội lại liên tục trì hoãn sự kiện này.
Và cuối cùng sự kiện này đã xảy ra, đặc biệt là mối quan hệ được nâng lên cấp độ đối tác chiến lược toàn diện. Nhiều ấn phẩm coi đây là một thắng lợi rực rỡ của Hoa Kỳ vì nhờ đó họ có thêm một đồng minh mới trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Tuy nhiên, như nhà khoa học chính trị Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore) đã lưu ý: "Sự hợp tác như vậy sẽ không tạo ra sự thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Hà Nội, vì lợi ích của Việt Nam là tiếp tục theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng nước lớn".
Điều này thể hiện rõ trong thời gian chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 12 khi hai nước nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc. Như Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ (CFR) đã lưu ý, "rất có thể, bất chấp tất cả các biện pháp phòng ngừa rủi ro và các thỏa thuận mới với Washington và Tokyo, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn coi Trung Quốc là đối tác chiến lược thân cận nhất của mình".
Nỗ lực của Biden thất bại khi Việt Nam "không thể tách rời Trung Quốc"
Mặc dù yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông là một điều gây khó chịu nghiêm trọng. Và điều này được thể hiện qua việc bộ phim "Barbie" dựa trên búp bê nổi tiếng của Mỹ bị cấm chiếu tại Việt Nam vì trong phim có đường "lưỡi bò" mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ngang ngược tại Biển Đông. Và các tờ báo phổ biến nhất ở Mỹ đã gây ồn ào về vụ việc này.
Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 50 năm Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, và đề tài chiến tranh được nhắc đến khá thường xuyên trên báo chí. Phán quyết của tòa án Seoul yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc bồi thường cho 1 phụ nữ Việt Nam bị mất người thân và bị thương trong vụ thảm sát dân thường do binh lính Hàn Quốc thực hiện khi tham chiến tại Việt Nam năm 1968 đã được phản ánh rộng rãi trên báo chí.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã kháng cáo phán quyết của tòa Seoul và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định binh sĩ nước này không thực hiện bất kỳ vụ thảm sát nào trong Chiến tranh Việt Nam, nhưng chiến dịch "Thành thật xin lỗi Việt Nam" đã thu hút nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc.

Chủ đề chính là cuộc chiến chống tham nhũng

Trong chính trị nội bộ của Việt Nam, chủ đề được bàn luận nhiều nhất, được phân tích toàn diện hồi đầu năm nay là sự kiện ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức chủ tịch nước. Và chủ đề quan trọng nhất trên báo chí phương Tây chính là "chiến dịch đốt lò" là cụm từ được dư luận sử dụng rộng rãi để chỉ chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn. Truyền thông các nước liên tục đưa tin về một loạt quan chức cao cấp có dính líu đến vụ tham nhũng.
Vì sao ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Chủ tịch nước: Nguyên nhân đã rõ?

Năng lượng và VinFast

Trong hàng loạt bài viết và thông tin trên báo chí quốc tế về kinh tế Việt Nam năm 2023 có thể nhận diện một số chủ đề chính. Đây là sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu do nhu cầu đối với các mặt hàng chủ lực của Việt Nam là điện tử và dệt may đã giảm và tăng trưởng âm trong nhiều lĩnh vực. Vào giữa năm, các chuyên gia đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam xuống còn 4,5%. Tuy nhiên, hai quý vừa qua cho thấy sự phục hồi chậm về nhu cầu, tăng trưởng đầu tư, sản xuất và xuất khẩu. Làn sóng dịch chuyển sản xuất của doanh nghiệp lớn khỏi Trung Quốc sang Việt Nam vẫn tiếp tục.
Các phương tiện truyền thông nước ngoài đã viết về cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản do các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và cuộc chiến chống tham nhũng gây ra. Vấn đề năng lượng cũng thu hút sự chú ý của báo chí nước ngoài. Vào mùa hè, các ấn phẩm điện tử từ các quốc gia và châu lục khác nhau đã đưa tin rằng, Việt Nam đang trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng do hạn hán kết hợp với nắng nóng khắc nghiệt. Hạn hán đã khiến mực nước các hồ chứa xuống thấp và nắng nóng đã làm tăng nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí, khiến lưới điện càng thêm căng thẳng.
Tình trạng cắt điện luân phiên đã gây ra vấn đề tại các nhà máy trong khu công nghiệp, các chủ sở hữu doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài phẫn nộ về tình trạng này, điều đó ảnh hưởng đến uy tín của đất nước như một trung tâm sản xuất thuận tiện.
Đã có rất nhiều bài bình luận về mục tiêu trung hòa carbon và những vấn đề trong việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo. Tất nhiên, "ngôi sao sáng nhất" trong dòng thông tin về kinh tế Việt Nam là VinFast. Chính thức niêm yết trên Nasdaq, VinFast được định giá vượt cả Ford hay General Motors. Nhưng công ty này đã khởi công nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ và đang nỗ lực trong cuộc cạnh tranh khốc liệt chinh phục thị trường Mỹ.
Đến nay công ty đang hoạt động thua lỗ, họ đã thu hồi lô xe điện xuất sang Mỹ vì lo ngại an toàn, doanh số xe điện VinFast tăng chậm tại Mỹ. Tuy nhiên, tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn tự tin tiến về phía trước, ông nói: làm việc khó mới thú vị.
Việt Nam có 296 bến cảng biển và 14 cảng dầu khí ngoài khơi

Việt Nam đa dạng và tươi đẹp

Ngành du lịch Việt Nam đang hối hả tăng tốc phục hồi. Tính chung cả năm 2023, du lịch Việt Nam đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế. Con số này gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách. Kết quả này đã đạt được nhờ việc chính phủ nâng thời hạn tạm trú 45 ngày với công dân của nhiều quốc gia và chính thức mở rộng thời hạn cấp visa điện tử (E-Visa) lên tối đa là 3 tháng (90 ngày) cho người nước ngoài, điều mà các ấn phẩm du lịch đã viết rất nhiều.
Trong suốt cả năm, các phương tiện truyền thông đã đăng tải thông tin về việc Việt Nam khai trương những khu nghỉ dưỡng và khách sạn mới, đồng thời mô tả đầy màu sắc những điểm tham quan nổi tiếng ở Việt Nam và những địa điểm chưa được khách du lịch khám phá, cũng như giới thiệu những món ăn tuyệt vời cần thưởng thức ở Việt Nam. Còn các ấn phẩm Nga viết về Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch Nga ngay cả khi chưa có chuyến bay thẳng và thông báo về tiến độ giải quyết vấn đề này.

Ấn tượng quốc tế về phụ nữ Việt Nam

Sự kiện thể thao sôi động nhất trong năm được báo chí quốc tế đưa tin nhiều là trận đấu đầu tiên của đội tuyển nữ Việt Nam ở sân chơi World Cup. Mặc dù đội tuyển Việt Nam chịu thua trước đội bóng số 1 thế giới - đương kim vô địch đội tuyển nữ Mỹ, nhưng truyền thông thế giới ngợi khen tinh thần và khát khao chiến thắng của "Các Nữ Chiến Binh Sao Vàng".
Chúng tôi vừa liệt kê những chủ đề chính về Việt Nam mà báo chí nước ngoài đã phản ánh tích cực nhất trong năm 2023. Tất nhiên, còn có nhiều chủ đề và sự kiện khác mà chúng tôi đã đề cập trong các bài tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài". Chúng tôi sẽ gặp lại các bạn vào năm tới.
Nhân dịp Tết Dương lịch 2024, xin gửi đến các bạn độc giả cũng như toàn thể đất nước Việt Nam những lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự thành công!
Thảo luận