Tổng kết 2023 và Dự báo 2024

BRICS năm 2023: Đối trọng với phương Tây, từ mở rộng cho đến khả năng tạo đồng tiền chung

Năm 2023 đánh dấu bằng loạt sự kiện quan trọng gắn với hoạt động của BRICS. Đó là có thêm các thành viên mới, bà Dilma Rousseff đảm nhận cương vị Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) nổi tiếng với tên gọi Ngân hàng BRICS, và tiến triển trong những cuộc tranh biện về việc tạo ra một đồng tiền chung thống nhất cho cả nhóm.
Sputnik
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik Mundo, các chuyên gia đã phân tích về năm đặc biệt này của BRICS và liệt kê những nhiệm vụ chính của khối liên kết cho năm 2024.
Đối với chuyên gia nghiên cứu Lịch sử Marco Fernandes từ Viện Tricontinental, sự kiện nổi bật của BRICS năm nay là quan tâm gia nhập của hơn 20 nước ở Nam bán cầu.
«Chưa bao giờ có phong trào toàn cầu như vậy xung quanh BRICS. Bởi trong danh sách các nước muốn gia nhập nhóm này gồm cả Hy Lạp, vốn là nước không hoàn toàn thuộc số các quốc gia Nam bán cầu. Và chúng ta thậm chí còn thấy yêu cầu từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông cũng đã đề nghị được tham dự cuộc gặp gần đây nhất của BRICS, mà nguyện vọng này rõ ràng đã bị phủ quyết», - nhà phân tích lưu ý.
Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết hơn 30 nước muốn trở thành đối tác BRICS
Chuyên gia Fernandes cho biết thêm rằng sự kiện quan trọng thứ hai là sự mở rộng mang tính lịch sử của nhóm. Trong đó, ông đề cập đến công việc của nhà ngoại giao Nam Phi Anil Sooklal, người đã được bổ nhiệm làm chủ toạ hội nghị thượng đỉnh Johannesburg.
“Hãy thử hình dung xem vị chủ toạ người Nam Phi đã phải làm bao nhiêu việc trong năm nay để thực hiện điều phối và tiến hành đối thoại với hơn 20 nước đã nộp hồ sơ đăng ký rồi sau đó trải qua toàn bộ quá trình lựa chọn 6 nước thành viên mới», - chuyên gia nói.

Bà Dilma Rousseff, tân Chủ tịch Ngân hàng BRICS

Đồng thời nhấn mạnh vai trò của bà Dilma Rousseff ở cương vị Chủ tịch Ngân hàng BRICS, chuyên gia cho rằng việc bổ nhiệm cựu lãnh đạo Brazil vào vị trí này thể hiện sự ghi nhận tầm quan trọng của Nam Mỹ.

“Việc có một nhà lãnh đạo Brazil ở cương vị quan trọng như vậy chắc chắn sẽ mang lại vốn chính trị cho Brazil, vốn liếng chính trị cho Nam Mỹ và trước hết là cho Tổng thống Lula, người đã đưa ra quyết định này”, - chuyên gia nhận xét.

Ngân hàng BRICS cần hướng cuộc tranh luận công khai theo những vấn đề chiến lược lớn của thế giới, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới vẫn làm. Đã bao lần chúng ta mở báo ra và đọc thấy:
“Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, lạm phát năm sau sẽ là…”? Cũng tương tự như với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF”, - ông nói.
Châu Phi sẽ đóng vai trò then chốt trong quá trình mở rộng BRICS
"Và tất nhiên, cả hai tổ chức đều là các cơ cấu của hệ thống Bretton Woods và phần lớn đại diện cho lợi ích của các nước ở Bắc bán cầu. Vì vậy, chúng ta cần để Ngân hàng BRICS đảm trách vai trò này ở phía Nam", - nhà nghiên cứu giải thích.
Theo quan điểm của chuyên gia Fernandes, ở đây cần chú ý đến biện pháp đúng đắn mà bà Dilma đã thực hiện, là Ngân hàng BRICS bắt đầu trở lại huy động vốn.
"Trước khi bà Dilma nhậm chức Chủ tịch, đã có hơn một năm ngân hàng không huy động vốn. Mà nếu một ngân hàng không đủ kinh phí thì ngân hàng đó sẽ không thể đạt nhiều thành tựu. Bằng cách huy động vốn, ngân hàng có thể đảm bảo nguồn tài chính tốt nhất cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Nam bán cầu".
Nhà phân tích lưu ý rằng kể từ khi bà Dilma thành người đứng đầu Ngân hàng BRICS, “ngân hàng này đã huy động được số tiền tương đương 6 tỷ USD trong năm nay” và dự kiến ​​sẽ đạt 7,5 tỷ USD trong những ngày tới.
Ý kiến chuyên gia: Argentina có thể thiệt hại nếu nói không với BRICS
«Nếu tính rằng trong 8 năm Ngân hàng đã thu hút được số tiền tương đương 33 tỷ USD thì mức trung bình là khoảng 4 tỷ USD mỗi năm. Như vậy nếu đến cuối năm đạt 7,5 tỷ USD thì chỉ số này sẽ gần gấp đôi số trung bình vốn mà ngân hàng cung cấp».

Mục tiêu chính của năm 2024 là gì?

Theo quan điểm của ông Fernandes, nhiệm vụ chính của Ngân hàng BRICS trong năm 2024 sẽ là thúc đẩy cuộc tranh biện về phi USD hóa. Ông lưu ý rằng hiện tại, phần lớn nguồn lực mà tổ chức tài chính huy động được đều bằng USD.
"Để bạn dễ hình dung, trong số 33 tỷ USD đó, chỉ có khoảng 5 tỷ USD tương đương được huy động bằng nhân dân tệ - đồng bản tệ của Trung Quốc. Còn lại chủ yếu bằng USD và một phần khác bằng euro. Đây là vấn đề, bởi vì các nước Nam bán cầu vay bằng USD sẽ phải chịu hệ quả ảnh hưởng từ dao động tỷ giá và chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ", - nhà nghiên cứu giải thích
Chuyên gia: Kinh nghiệm của Liên Xô sẽ hữu ích khi lập ra đồng tiền chung BRICS
"Ngân hàng BRICS cần huy động tiền bằng những đồng bản tệ của các nước. Đây là mục tiêu đến năm 2026, thu hút tới 30% nguồn vốn bằng các nội tệ. Vì vậy, trong những năm tới Ngân hàng cần đạt được những tiến bộ đáng kể theo hướng này", - ông nói thêm.
Theo lời chuyên gia Fernandes, một hướng trọng tâm thiết yếu nữa của BRICS trong năm tới là tạo ra loại tiền chung thống nhất dành cho nhóm, mặc dù ông lưu ý rằng loại tiền này sẽ không giống với đồng euro.
Ông nói: “Đây không phải là loại tiền lưu hành, cá nhân tôi sẽ không có tờ tiền BRICS để lấy ra mua tách cà phê ở góc phố”.
Tuy nhiên, chuyên gia xác nhận rằng đồng tiền tiềm năng này sẽ đóng vai trò là “khoản dự trữ giữa các nước trong hiệp hội, như kiểu một cơ chế chung”.

Năm 2024 Nga sẽ là Chủ tịch nhóm

Năm 2024, lẽ ra Brazil sẽ là Chủ tịch BRICS. Tuy nhiên, Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva đã đề nghị liên minh miễn nhiệm chức Chủ tịch cho đất nước ông vì năm 2024 Brazil cũng sẽ giữ chức Chủ tịch G20, như vậy sự chồng chéo sẽ gây phức tạp cho công việc chức năng của nhóm. Bởi nguyên nhân sự trùng hợp ngẫu nhiên khách quan đó, đã quyết định chuyển giao chức năng Chủ tịch nhóm cho Nga đảm trách.
Theo ý kiến của chuyên gia Fernandes, quyết định trên được thông qua vào thời điểm thích hợp nhất, bởi Nga rất quan tâm đến việc tìm kiếm các phương án đối trọng thay thế đồng USD trong điều kiện khi Matxcơva cùng với Bắc Kinh đang dẫn đầu việc tạo ra hệ thống đa cực mới, khác xa với sự độc đoán của Washington và dành chú ý cho nhu cầu của Nam bán cầu.
"Tôi nghĩ rằng đối với BRICS trong một năm củng cố mở rộng và thúc đẩy các cuộc tranh biện về lựa chọn thay thế USD thì không gì tốt hơn là việc Nga đảm nhận Chức chủ tịch vào thời gian này”, - ông nói.
Trong phần kết luận, ông Fernandes lấy làm tiếc về quyết định của tân nội các Argentina - không tiếp nối tiến trình đưa Buenos Aires liên kết vào BRICS. Ông nhắc rằng ngay từ đầu Brazil đã tích cực ủng hộ việc Argentina gia nhập nhóm và đã huy động nhiều nỗ lực để củng cố đội ngũ này.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15
Chuyên gia: Các kế hoạch và mở rộng BRICS khiến Mỹ cực kỳ khó chịu
"Nếu Argentina không tham gia nhóm liên minh thì, như tôi nghe từ các nguồn tin nội bộ trong BRICS, sẽ không tìm được ứng viên thay thế Argentina ngay lập tức. Như vậy sẽ rất tệ, bởi Mỹ Latinh sẽ mất đi vị trí đã giành được thông qua quá trình hoạt động ngoại giao to lớn", - ông nhận xét.

Những nước nào sẽ gia nhập trong năm tới?

Trong cuộc đàm đạo với Sputnik Mundo, chuyên gia Laerte Apolinario, giảng viên Quan hệ quốc tế từ Đại học Công giáo Giáo hoàng Sao Paulo (PUC-SP) cho rằng các nước sẽ gia nhập BRICS từ sau ngày 1 tháng 1 năm 2024 là Ai Cập, Iran, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, sẽ mang lại lợi ích lớn cho nhóm.
"Ví dụ, Ethiopia – đất nước đông dân thứ hai ở Châu Phi với dân số hơn 120 triệu người. Và các cư dân này phần lớn là lớp người trẻ tuổi, nghĩa là đất nước có triển vọng tốt về tăng trưởng trong tương lai, đặc biệt là về lợi tức nhân khẩu học", - bà nhận định.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15
Ngân hàng BRICS có thể nhận bao nhiêu thành viên mới trong số 15 nước đăng ký?
"Ngoài yếu tố nhân khẩu học, đất nước này nằm trong khu vực có tầm quan trọng chiến lược. Ethiopia được coi không chỉ là một mắt xích trọng yếu ở khu vực với vị trí trung tâm trên bình diện quan hệ của lục địa mà còn nhờ vai trò của nước này như là đầu mối gắn kết giữa Châu Phi và các nước Trung Đông", - bà Laerte Apolinario nói thêm.
Chuyên gia Apolinario cũng lưu ý đến khía cạnh kinh tế, bà tuyên bố rằng Addis Ababa «trong những năm gần đây đã phô trương tốc độ tăng trưởng cao, cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nền kinh tế mới nổi. Đất nước này đã thành công trong việc thu hút nhiều lao động vào các ngành dân dụng, đặc biệt là ngành dệt may».
Theo quan điểm của chuyên gia, một sự kiện khác cũng rất quan trọng là việc kết nạp Iran, đất nước đã bị các cường quốc phương Tây dẫn đầu là Hoa Kỳ trừng phạt chỉ vì «tội» không tuân theo các hướng dẫn địa chính trị và kinh tế của họ.
"Trong những thập kỷ gần đây, Iran là mục tiêu của nhiều lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, nhằm gây áp lực với Tehran. Vì vậy, Iran đang cố gắng đa dạng hóa chính sách quốc tế của mình và liên minh như là một phương thức đấu tranh chống lại sự cô lập chính trị trong hệ thống quốc tế", - bà nói.
BRICS có thể đóng vai trò ổn định trên thế giới
"Chúng ta nhận thấy rằng trong những năm gần đây, Iran đã cố gắng xích gần Trung Quốc, Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Tehran, chiếm hơn 1/2 lượng xuất khẩu và 1/3 lượng nhập khẩu của Iran, cũng như xích lại gần hơn các nước khác như Ấn Độ và Nga", - bà nhận xét.
Chuyên gia cũng đặc biệt nhấn mạnh việc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gia nhập nhóm, bà nhắc rằng đất nước Trung Đông này “là một trong những nhà sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nhà xuất khẩu dầu lớn”.

“Chúng ta đang nói về một nước đã là thành viên Ngân hàng BRICS, vì quốc gia này đã tham gia vào các cơ chế của BRICS trong mấy năm gần đây. Và đóng góp của UAE sẽ chính xác là như vậy – với tư cách là một nước có thể rót thanh khoản vào ngân hàng đồng thời đóng vai trò có ý nghĩa lớn hơn trong hệ thống tài chính quốc tế”, - chuyên gia nhấn mạnh.

Thảo luận