Chuyên gia Mỹ “mách nước” Việt Nam về phát triển công nghiệp bán dẫn

TS. Shankar từ Đại học Stanford (Mỹ) cho rằng, Việt Nam cần xây dựng lộ trình quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Sputnik
Sau khi có một lộ trình chung, các doanh nghiệp công nghệ trong nước có thể tham gia ngành công nghiệp này theo định hướng chung của đất nước.

Cần có chính sách khuyến khích phát triển ngành bán dẫn

Báo Vietnamnet cho biết, trong chuyến công tác tới Việt Nam hồi cuối tháng 12/2023, TS. Sadasivan (Sadas) Shankar, chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia (SLAC) tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ) đã có một số chia sẻ về việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Theo TS. Shankar, ngành bán dẫn là chuỗi cung ứng rất lớn và các nước đều có thể lựa chọn tham gia từng bước vào ngành công nghiệp này. Tất nhiên, Việt Nam chắc chắn sẽ tham gia và đã tham gia rồi.
Việc tham gia có thể bắt đầu từ quá trình đóng gói các phần mềm, ứng dụng trong hoạt động sản xuất bán dẫn, rồi đến phát triển phần mềm, xa hơn nữa là sản xuất vật liệu phục vụ các mô hình máy tính lớn, máy lượng tử, sản xuất bán dẫn sinh học hay bán dẫn hữu cơ,...
‘Đi tắt đón đầu’: Việt Nam quyết phát triển công nghiệp bán dẫn
“Việt Nam hiện có một đội ngũ kỹ sư trẻ, tài năng, đã phát triển rất nhiều phần mềm, ứng dụng. Những ứng dụng này không chỉ thuần túy về giải trí mà còn góp phần giải quyết những vấn đề cụ thể. Tôi cho rằng các kỹ sư trẻ Việt Nam có điều kiện đóng góp nhiều cho quá trình này”, - báo Vietnamnet dẫn lời ông Shankar.
Theo ông, để Việt Nam thành công trong ngành công nghiệp bán dẫn, yếu tố đầu tiên là nguồn tài chính để đầu tư cho lĩnh vực này. Kèm theo đó là sự tiên phong trong việc ban hành các chính sách về việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.. Đây là yếu tố quan trọng và chính phủ cần phải đi tiên phong.
Ngoài ra, các hội nghị, hội thảo trao đổi chuyên môn sâu cũng hay quy tụ nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đây là cơ hội để thế giới hiểu hơn về Việt Nam và cũng là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam nắm bắt xu hướng công nghệ mới của thế giới. Nó sẽ giúp ích nhiều cho lộ trình phát triển của Việt Nam.
FPT muốn cùng NVIDIA đưa Việt Nam thành cứ điểm thu hút nhân tài AI và bán dẫn
“Bên cạnh đó, còn có các yếu tố như chính sách về thuế, chính sách khích lệ, khuyến khích đầu tư và phát triển ngành bán dẫn. Những chính sách này sẽ thu hút các công ty đến Việt Nam sản xuất các linh phụ kiện và các thiết bị ngành bán dẫn. Cuối cùng, hãy để cho thị trường và người dân có những ý tưởng tuyệt vời”, - chuyên gia khuyến nghị.

Xây dựng lộ trình chung quốc gia

Theo TS. Shankar, Việt Nam cần có lộ trình tổng thể cấp quốc gia. Khi đó, mọi người sẽ biết Việt Nam dự kiến làm gì tiếp theo. Trên cơ sở đó, các công ty trong nước sẽ tham gia, đi theo định hướng chung của đất nước.
Ngoài ra, Việt Nam có thể tìm kiếm liên kết hợp tác với các quốc gia khác. Chẳng hạn, có thể hợp tác với Singapore, Anh, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) hoặc nhiều công ty, quốc gia khác, không chỉ dừng lại ở một công ty hay một đất nước nào.
Về việc Việt Nam đang xây dựng dự thảo Chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Ông Shankar cho biết, ông chưa có thời gian đọc kỹ nên chưa thể đưa ra nhận định. Sau khi xem xét và nắm được lộ trình mà Việt Nam đang dự định, ông mới có thể đưa ra bình luận.
Mỹ tìm đến Việt Nam để giải cơn khát nhân lực ngành chip bán dẫn
“Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh rằng, về mặt trí tuệ, sự thông minh, người Việt chẳng thua kém gì các quốc gia khác”, - chuyên gia Đại học Stanford khẳng định.
Được biết, TS. Sadasivan (Sadas) Shankar đang tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học hàng đầu thế giới như Đại học Stanford, Đại học Harvard, Đại học Cambridge, Đại học California, Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Công nghệ California.
Ông Shankar chính là người khởi xướng và lãnh đạo chương trình Thiết kế vật liệu tại Intel từ năm 2006, chương trình giúp tối ưu hóa quá trình thiết kế chất bán dẫn và hiệu suất năng lượng.
Thảo luận