https://kevesko.vn/20231216/di-tat-don-dau-viet-nam-quyet-phat-trien-cong-nghiep-ban-dan-27110667.html
‘Đi tắt đón đầu’: Việt Nam quyết phát triển công nghiệp bán dẫn
‘Đi tắt đón đầu’: Việt Nam quyết phát triển công nghiệp bán dẫn
Sputnik Việt Nam
Làm việc với các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, Thủ tướng khẳng định Việt Nam muốn phát triển ngành sản xuất chip bán dẫn đột phá theo tinh thần 'đi... 16.12.2023, Sputnik Việt Nam
2023-12-16T13:53+0700
2023-12-16T13:53+0700
2023-12-16T13:53+0700
việt nam
phạm minh chính
công nghệ
công nghiệp
nhật bản
chính phủ
kinh tế
kinh doanh
chip điện tử
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/15/11101456_0:104:2001:1229_1920x0_80_0_0_b7e6cfb8143648dc98521ec908d0ab71.jpg
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, nếu muốn đi nhanh thì phải 'đi tắt đón đầu', phải là khoa học công nghệ, là bán dẫn. Ông kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, chung tay phát triển ngành công nghiệp này.Doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng vào Việt NamBáo Vietnamnet đưa tin, sáng 16/12, trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ăn sáng và làm việc với 10 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn.Tại buổi làm việc, ông Yoshitaka Kitao, Chủ tịch Tập đoàn SBI Holdings cho biết, doanh nghiệp đang xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại Nhật Bản và xem xét mở rộng ra nước ngoài trong tương lai. Đặc biệt, Việt Nam và Trung Đông là những điểm đến đầy hứa hẹn.Đến nay, SBI Holdings đã đầu tư vào sàn giao dịch điện tử Sendo, ứng dụng công nghệ đa tính năng Utop và Công ty phát triển phần mềm SBI FPT.Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng trở thành một địa điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, SBI Holdings muốn biết phương hướng của Việt Nam về thu hút các nhà máy sản xuất bán dẫn nước ngoài trong tương lai.Lãnh đạo tập đoàn cũng cho biết có thể hỗ trợ Việt Nam các chiến lược phát triển nền kinh tế, muốn biết hy vọng của Việt Nam trong việc hợp tác từ các doanh nghiệp Nhật Bản liên quan đến chế tạo bán dẫn.Cũng tại buổi làm việc, đại diện Công ty Denso cho rằng, việc củng cố chuỗi cung ứng đang là một trong những vấn đề quan trọng nhất, và sự hợp tác giữa các quốc gia cùng chí hướng là vô cùng quan trọng.Denso nhận thấy, mối quan hệ đối tác được ký kết giữa Việt Nam và Mỹ nhằm tăng cường an ninh và chuỗi cung ứng chất bán dẫn sẽ giúp tăng thêm nhiều nguồn cung về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.Đại diện công ty muốn biết điểm mạnh của Việt Nam là gì, ví dụ như việc đào tạo kỹ sư sẽ đóng vai trò chủ đạo, vậy sẽ có thách thức nào cho Việt Nam?Denso cũng đánh giá, chất bán dẫn là lĩnh vực có phạm vi rất lớn, gồm nhiều cấp độ công nghệ và ứng dụng, nhất là công nghệ tiêu chuẩn thu nhỏ. Doanh nghiệp muốn biết Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung vào những lĩnh vực nào?Về phần mình, đại diện Công ty Rapidus Corporation muốn Thủ tướng chia sẻ về chính sách phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong tương lai của Việt Nam, hợp tác quốc tế và quan hệ hợp tác với Nhật Bản?‘Đi tắt đón đầu’ với ngành bán dẫnVới những thắc mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu bật tầm quan trọng của các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản trong hợp tác kinh tế, đầu tư. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định, hai nước hiện có mối quan hệ rất tốt đẹp.Gửi lời cảm ơn Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là về ODA, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh:Ông cũng nhắc lại lời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, rằng "hợp tác với Việt Nam là không có giới hạn”, đồng thời cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.Dù vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để Việt Nam đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản.Về điều này, Thủ tướng cho rằng có nhiều yếu tố nền tảng. Trước hết, Việt Nam luôn giữ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo ổn định chính trị. Đây là yêu cầu cơ bản, quyết định việc các nhà đầu tư có muốn đến Việt Nam hay không.Tiếp đó, Việt Nam đang xây dựng và phát triển đất nước với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát suy sức mạnh toàn dân, kết hợp sức mạnh trong và ngoài nước, sức mạnh dân tộc và quốc tế.Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong đó, người dân là trung tâm, chủ thể trong các chính sách của Nhà nước. Người dân tham gia vào các chính sách, được thụ hưởng lợi ích của chính sách.Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuân thủ quy luật khách quan nhưng khi cần thiết sẽ có sự điều tiết của Nhà nước.Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, trong quá trình này, Việt Nam không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; các doanh nghiệp đến Việt Nam được bảo đảm yên tâm làm ăn, phát triển lâu dài. Điều này rất quan trọng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.Theo ông, Việt Nam xác định nội lực là chính nhưng không thể thiếu ngoại lực; xác định độc lập, tự chủ nhưng không thể thiếu hội nhập, vì chỉ có độc lập, tự chủ mới đứng vững trước các “cơn gió ngược”.Để làm được điều đó, cần phải ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, cân bằng thị trường lao động; kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài; kiểm soát bội chi ngân sách…Nhà lãnh đạo kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản cùng Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Muốn vậy, trước hết phải xây dựng được hạ tầng cho công nghiệp bán dẫn, phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số…Lý do, nếu muốn đi nhanh thì phải 'đi tắt đón đầu', phải là khoa học công nghệ, là ngành bán dẫn. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu để phát triển đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ.Nhà lãnh đạo mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, đào tạo nhân lực chất lượng cao, xây dựng các xưởng thiết kế, sản xuất, đóng gói và xuất khẩu.Việt Nam phải đào tạo nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư về bán dẫn. Việt Nam đang xây dựng các chính sách ưu tiên cho các ngành mới nổi, trong đó có ngành sản xuất chip bán dẫn.Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính sách này, với việc ưu tiên các tập đoàn lớn đầu tư, chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
https://kevesko.vn/20231212/fpt-muon-cung-nvidia-dua-viet-nam-thanh-cu-diem-thu-hut-nhan-tai-ai-va-ban-dan--26981290.html
https://kevesko.vn/20231208/my-tim-den-viet-nam-de-giai-con-khat-nhan-luc-nganh-chip-ban-dan-26924502.html
https://kevesko.vn/20231207/viet-nam-don-dap-don-dai-bang-nganh-ban-dan-the-gioi-26906150.html
https://kevesko.vn/20231031/nganh-cong-nghiep-ban-dan-viet-nam-se-bung-no-tu-nam-2024-26194293.html
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/15/11101456_110:0:1889:1334_1920x0_80_0_0_3c77184ca47d051b8448162a80fb70ff.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, phạm minh chính, công nghệ, công nghiệp, nhật bản, chính phủ, kinh tế, kinh doanh, chip điện tử
việt nam, phạm minh chính, công nghệ, công nghiệp, nhật bản, chính phủ, kinh tế, kinh doanh, chip điện tử
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, nếu muốn đi nhanh thì phải 'đi tắt đón đầu', phải là khoa học công nghệ, là bán dẫn. Ông kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, chung tay phát triển ngành công nghiệp này.
Doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng vào Việt Nam
Báo Vietnamnet đưa tin, sáng 16/12, trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị Cấp cao
ASEAN - Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ăn sáng và làm việc với 10 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn.
Tại buổi làm việc, ông Yoshitaka Kitao, Chủ tịch Tập đoàn SBI Holdings cho biết, doanh nghiệp đang xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại Nhật Bản và xem xét mở rộng ra nước ngoài trong tương lai. Đặc biệt, Việt Nam và Trung Đông là những điểm đến đầy hứa hẹn.
Đến nay, SBI Holdings đã đầu tư vào sàn giao dịch điện tử Sendo, ứng dụng công nghệ đa tính năng Utop và Công ty phát triển phần mềm SBI FPT.
12 Tháng Mười Hai 2023, 08:50
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng trở thành một địa điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, SBI Holdings muốn biết phương hướng của Việt Nam về thu hút các nhà máy sản xuất bán dẫn nước ngoài trong tương lai.
Lãnh đạo tập đoàn cũng cho biết có thể hỗ trợ Việt Nam các chiến lược phát triển nền kinh tế, muốn biết hy vọng của Việt Nam trong việc hợp tác từ các doanh nghiệp
Nhật Bản liên quan đến chế tạo bán dẫn.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện Công ty Denso cho rằng, việc củng cố chuỗi cung ứng đang là một trong những vấn đề quan trọng nhất, và sự hợp tác giữa các quốc gia cùng chí hướng là vô cùng quan trọng.
Denso nhận thấy, mối quan hệ đối tác được ký kết giữa Việt Nam và Mỹ nhằm tăng cường an ninh và chuỗi cung ứng chất bán dẫn sẽ giúp tăng thêm nhiều nguồn cung về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Đại diện công ty muốn biết điểm mạnh của Việt Nam là gì, ví dụ như việc đào tạo kỹ sư sẽ đóng vai trò chủ đạo, vậy sẽ có thách thức nào cho Việt Nam?
Denso cũng đánh giá, chất bán dẫn là lĩnh vực có phạm vi rất lớn, gồm nhiều cấp độ công nghệ và ứng dụng, nhất là công nghệ tiêu chuẩn thu nhỏ. Doanh nghiệp muốn biết Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung vào những lĩnh vực nào?
Về phần mình, đại diện Công ty Rapidus Corporation muốn Thủ tướng chia sẻ về chính sách phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong tương lai của Việt Nam, hợp tác quốc tế và quan hệ hợp tác với Nhật Bản?
8 Tháng Mười Hai 2023, 14:36
‘Đi tắt đón đầu’ với ngành bán dẫn
Với những thắc mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu bật tầm quan trọng của các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản trong hợp tác kinh tế, đầu tư. Người đứng đầu
Chính phủ Việt Nam khẳng định, hai nước hiện có mối quan hệ rất tốt đẹp.
Gửi lời cảm ơn Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là về ODA, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh:
"Nếu chúng tôi không có ODA của Nhật Bản làm sao có những cây cầu lớn như cầu Nhật Tân, Bãi Cháy…”, báo Vietnamnet dẫn lời Thủ tướng.
Ông cũng nhắc lại lời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, rằng "hợp tác với Việt Nam là không có giới hạn”, đồng thời cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Dù vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để Việt Nam đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Về điều này, Thủ tướng cho rằng có nhiều yếu tố nền tảng. Trước hết, Việt Nam luôn giữ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo ổn định chính trị. Đây là yêu cầu cơ bản, quyết định việc các nhà đầu tư có muốn đến Việt Nam hay không.
Tiếp đó, Việt Nam đang xây dựng và phát triển đất nước với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát suy sức mạnh toàn dân, kết hợp sức mạnh trong và ngoài nước, sức mạnh dân tộc và quốc tế.
Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong đó, người dân là trung tâm, chủ thể trong các chính sách của Nhà nước. Người dân tham gia vào các chính sách, được thụ hưởng lợi ích của chính sách.
7 Tháng Mười Hai 2023, 16:42
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuân thủ quy luật khách quan nhưng khi cần thiết sẽ có sự điều tiết của Nhà nước.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, trong quá trình này, Việt Nam không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; các doanh nghiệp đến Việt Nam được bảo đảm yên tâm làm ăn, phát triển lâu dài. Điều này rất quan trọng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ông, Việt Nam xác định nội lực là chính nhưng không thể thiếu ngoại lực; xác định độc lập, tự chủ nhưng không thể thiếu hội nhập, vì chỉ có độc lập, tự chủ mới đứng vững trước các “cơn gió ngược”.
Để làm được điều đó, cần phải ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, cân bằng thị trường lao động; kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài; kiểm soát bội chi ngân sách…
“Việt Nam là nơi khu trú an toàn trong 'cơn bão' của thế giới hiện nay”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cho biết thêm, trong năm 2023, Việt Nam đã thu hút khoảng 30 tỷ USD vốn FDI đăng ký và đã giải ngân khoảng 20 tỷ USD.
Nhà lãnh đạo kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản cùng Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Muốn vậy, trước hết phải xây dựng được hạ tầng cho công nghiệp bán dẫn, phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số…
"Việt Nam xác định đây là yêu cầu khách quan. Thế giới phát triển, Việt Nam cũng phải phát triển", Thủ tướng gọi đây lựa chọn chiến lược của Việt Nam.
31 Tháng Mười 2023, 13:23
Lý do, nếu muốn đi nhanh thì phải 'đi tắt đón đầu', phải là khoa học công nghệ, là ngành bán dẫn. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu để phát triển đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ.
Nhà lãnh đạo mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, đào tạo nhân lực chất lượng cao, xây dựng các xưởng thiết kế, sản xuất, đóng gói và xuất khẩu.
Việt Nam phải đào tạo nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư về bán dẫn. Việt Nam đang xây dựng các chính sách ưu tiên cho các ngành mới nổi, trong đó có ngành
sản xuất chip bán dẫn.
Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính sách này, với việc ưu tiên các tập đoàn lớn đầu tư, chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Việt Nam mong muốn phát triển ngành sản xuất chip bán dẫn đột phá theo tinh thần 'đi sau về trước'. Thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.