Đó là nhận định do vị tướng đã nghỉ hưu Fahri Erenel Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Thực hiện Chiến lược An ninh và Quốc phòng (GÜVSAM), Giáo sư của Đại học Istanbul Istinye nêu ra với Sputnik.
Trước đó chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã thông báo cho các đồng minh về ý định không để các tàu quét mìn mà Anh tặng cho Ukraina đi vào eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyên gia tố cáo nỗ lực ngày càng hung hăng của London trong hành động "gửi tàu chiến tới Biển Đen".
Theo quan điểm của GS Erenel, thỏa thuận ngũ cốc không chỉ có lợi trong việc cung cấp lương thực cho các nước nghèo mà còn giúp ngăn Biển Đen trở thành vũ đài.
"Khi đánh giá tình hình sau khi chấm dứt thỏa thuận, có thể thấy rằng Ukraina đã tăng cường tấn công các tàu chiến Nga ở Biển Đen và Crưm", - chuyên gia lưu ý.
Mưu toan và sức ép
"Có thể dự đoán rằng Ukraina và Anh sẽ cố gắng mở rộng chiến trường ra Biển Đen và làm Matxcơva kiệt sức bằng cách gây áp lực liên tục với Hạm đội Biển Đen của Nga.… Tuy nhiên, trở ngại chính cho việc thực hiện kế hoạch đó bao hàm ở Công ước Montreux. Việc Thổ Nhĩ Kỳ không khoan nhượng tuân thủ Công ước này sẽ ngăn cản mưu toan biến Biển Đen thành khu vực hoạt động chiến sự của Hoa Kỳ, Anh và toàn thể khối NATO nói chung", - chuyên gia nhận xét.
Theo lời ông, lập trường như vậy của Ankara tất nhiên khiến Anh và Hoa Kỳ rất không hài lòng.
"Không cần nghi ngờ gì, trong tương quan này Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là thành viên NATO đang phải hứng chịu những áp lực rất lớn", - GS Erenel lưu ý.