Biển Đông

Tướng Trung Quốc giải thích cho người Mỹ: họ cần hành xử như thế nào ở Biển Đông

Các cuộc đàm phán giữa đoàn quân sự Trung Quốc và Mỹ đã diễn ra tại Washington, tiết lộ sự bất đồng gay gắt giữa hai bên, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Sputnik

Trung Quốc định rõ ranh giới đỏ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi thảo luận với các tổng thống Mỹ, đã nhiều lần nêu "vấn đề Đài Loan" là ranh giới đỏ mà người Mỹ không nên vượt qua. Lãnh đạo Trung Quốc hơn một lần đã tuyên bố rằng việc thống nhất Đài Loan với Trung Hoa lục địa là "giấc mơ của dân tộc Trung Quốc" và chắc chắn sẽ được thực hiện. Hiện nay, rõ ràng chính sách của chính quyền Nhà Trắng đương nhiệm đang gây trở ngại cho việc này. Và trong cuộc đàm phán tại Washington, phái đoàn Trung Quốc đã quyết định giải thích bằng giọng điệu tối hậu thư: người Mỹ nên xem xét lại hành động của họ đối với hướng Đài Loan. Thứ nhất, Mỹ phải tuân thủ nguyên tắc "một Trung Quốc" và không ủng hộ ý tưởng độc lập của Đài Loan. Thứ hai, không cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Thứ ba, tuân thủ cam kết họ đã đưa ra trước đó.
Nhưng, trước hết là yêu cầu của phía phái đoàn Trung Quốc đưa ra đối với Mỹ trong cuộc đàm phán: dừng triển khai lực lượng vũ trang Mỹ ở Biển Đông.
Thực vậy, chính quyền Biden đã rời xa cam kết đã được ghi nhận trong các tài liệu chung chính thức của hai nước. Trong Tuyên bố Thượng Hải năm 1972, Mỹ tuyên bố chấp nhận nguyên tắc "một Trung Quốc", Тổng thống Mỹ Richard Nixon khi đó đã cam kết với lãnh đạo Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không ủng hộ độc lập của Đài Loan. Năm 1982, Mỹ ký kết với Trung Quốc văn bản cam kết không chỉ không tăng cung cấp vũ khí cho Đài Loan, mà còn dần dần ngừng cung cấp hoàn toàn vũ khí.
Chuyên gia: Chuyến thăm Đài Loan trong tương lai của Mỹ cho thấy họ sẽ không để Bắc Kinh yên
Nhưng dưới chính quyền Tổng thống Joe Biden, việc cung cấp vũ khí cho Đài Loan đã tăng lên đáng kể, còn Quốc hội Mỹ đã chấp thuận việc cung cấp này trong nhiều năm tới. Đích thân Tổng thống Joe Biden đã hứa bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công quân sự vào đảo Đài Loan. Một số chính trị gia có ảnh hưởng ở Mỹ ngày nay đang nói về sự cần thiết của việc công nhận độc lập của quốc đảo. Tất cả những điều này đều trái với những lời hứa trước đây mà các tổng thống Mỹ đã đưa ra với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Vì vậy, lời kêu gọi cuối cùng của phía Trung Quốc trong cuộc đàm phán như sau: "Washington phải có thái độ nghiêm túc với những lo ngại của Trung Quốc và làm nhiều hơn để đóng góp vào việc phát triển quan hệ giữa giới quân sự của hai nước".

Đài Loan vẫn là điểm nóng

Trong thông cáo thông tin của phía Mỹ về cuộc đàm phán, đã tập trung nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các cuộc tiếp xúc như vậy giữa giới quân sự của hai nước, nhờ đó có thể ngăn chặn trượt dốc vào xung đột trực tiếp. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu quân đội Mỹ đã chấp nhận yêu sách của Trung Quốc hay không. Có thể nói "không" hơn là "có".
Biểu hiện đáng chú ý chính là lập trường của một trong những đồng minh trung thành của Mỹ về "vấn đề Đài Loan". Trong những ngày này, khi phát biểu tại một trung tâm nghiên cứu Mỹ, cựu Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso nói rằng trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang vì Đài Loan, "Nhật Bản phải tham chiến".
Nhà Trắng buộc tội Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử ở Đài Loan
Tuyên bố của chính trị gia Nhật Bản, dù là cựu chính khách, cho thấy hành động vi phạm Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản. Nhưng phát ngôn này đưa ra, rõ ràng để ủng hộ các lực lượng ở Đài Loan chống lại việc thống nhất với Trung Quốc đại lục. Và những lực lượng này rất muốn chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới diễn ra vào ngày 13 tháng 1. Để công bằng, cần nhắc lại rằng hành động của Bắc Kinh ngày nay cũng được xác định bởi cuộc bầu cử sắp tới ở Đài Loan và nhằm mục đích chống lại các lực lượng ly khai trên đảo. Nhưng chúng tôi nhắc lại rằng: giới lãnh đạo Bắc Kinh đặt việc thống nhất bằng con đường hòa bình lên hàng đầu.
Thảo luận